Các bài viết mới

Cảm nhận của đại thi hào Nguyễn Du khi qua đất cũ Triệu Đà

 


Năm 1813, Nguyễn Du đi qua cửa Nam Quan  từ ngày 6-4 đến vùng đất cũ  của Triệu Vũ Đế tức Triệu Đà. Năm 297 TCN, Triệu Đà đánh  thắng An Dương Vương sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải. Triệu Đà đã thống nhất các  dân tộc Bách Việt vùng Lĩnh Nam, từ lâu đời có chung  tiếng nói, phong tục       trồng lúa nước , dùng con trâu, cái cày, đội nón lá, có tục ăn trầu, xăm mình, làng mạc có lũy tre, có đình miếu, có phong tục riêng của tộc Việt phương Nam.

Triệu Đà xưng Đế hiệu, liên minh với các Lạc Hầu, Lạc Tướng xưng Vương tự trị rộng rãi, thành lập một nước gọi là Nam Việt tồn tại 96 năm từ năm 207 TCN đến 111 TCN,  trải qua 5 triều vua. Đất Nam Việt bao gồm vùng Quảng Đông, Quảng Tây, một phần Vân Nam, Quý Châu và miền Bắc nước ta đến Nghệ Tĩnh, đóng đô tại Phiên Ngung nay là Quảng Châu.

Triệu Đà là người đầu tiên xưng Đế hiệu độc lập với nhà Hán, quy tụ dân tộc Bách Việt với một lãnh thổ rộng lớn. Dù ngày nay một phần lớn lãnh thổ đó không còn nữa, nhưng với nền độc lập gần trăm năm,  nó cũng là một mốc lớn trong lịch sử nước Nam độc lập với phương Bắc. Ngày nay nước Nam Việt còn để lại những di chỉ  khảo  cổ phong phú, những ngôi mộ cổ quy mô với hàng ngàn hiện vật vàng, ngọc, đồng đá.

               Nguồn gốc của Triệu Đà còn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, vào thời kỳ này chưa có khái niệm dân tộc Hán,  triều Hán. Sau khi Lưu Bang thành lập, phải trải qua bốn trăm năm đồng hóa các dân tộc khác biệt người Trung Hoa mới  tự nhận mình là người Hán.

Từ triều Hán khởi đầu  việc thống nhất về chữ viết Hán tự, còn gọi là chữ Nho cho các việc quan, ‘ quan thoại ‘ , vì từ vùng này sang vùng khác, tiếng nói phát âm khác biệt không hiểu nhau. Tiếng Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Bắc Kinh.. đều không giống nhau. Vào thời Triệu Đà, Trung Quốc có hơn hàng trăm  tiếng nói dân tộc khác biệt.

Cũng như các dân tộc Đông Á khác, người Việt Nam dùng chữ Nho,  tiếng Hán Việt trong việc quan, đình, chùa, dần dà để phiên âm những tên người, tên đất, còn những phát âm không có trong chữ Hán, mới hình thành chữ Nôm.

Nền học vấn nước ta từ thời Sĩ Nhiếp được tôn là ‘Nam Bang học tổ’, cho đến năm 1918, là năm cuối cùng bỏ kỳ thi Hương, suốt hai ngàn năm  đều dùng chữ Hán, cả một kho tàng văn hóa Việt Nam các sáng tác đều dùng chữ Nho, chữ Nôm chỉ là phần phụ thuộc. Giao Châu, Luy Lâu thời Tam Quốc loạn lạc  là một nơi thanh bình, chùa chiền san sát, giới sĩ phu Trung Quốc sang tị nạn, nhà sư Tây Trúc dừng chân,  nơi đây trở thành  nơi tập trung việc  dịch Kinh Phật , phát triển nghề làm giấy và in kinh.

Phương  nam đã biết làm giấy trước trong khi tại Sơn Tây quê hương đạo Khổng  còn chép Tứ Thư, Ngũ Kinh trên thẻ tre, thanh sử.  Các sứ thần nước ta ngày xưa, khi tiếp xúc, hay xướng họa thơ  với các quan Trung Quốc, Triều Tiên, Lưu Cầu hay Nhật Bản  đều phải dùng bút đàm, hay qua người thông dịch. Thi hào Nguyễn Du từng có ba năm đi thăm Trung Quốc (1787-1790)  nói được thông thạo. Chính vì vậy Nguyễn Du đã được tiếp  sứ nhà Thanh là Tề Bồ Sâm năm 1803 sang phong vương vua Gia Long  và làm Chánh Sứ năm 1813. Cụ Phan Bội Châu đầu thế kỷ 20 khi tiếp xúc với các nhân sĩ Trung Hoa, Nhật Bản thường dùng bút đàm.

                 Thời Xuân Thu Chiến Quốc, bảy nước lớn mới bị Tần đánh chiếm năm 221 TCN nên sự phản kháng chống đối giữa các nước khác tiếng nói còn dữ dội với những trận chiến đẫm máu. Tướng Bạch Khởi giết 400 ngàn hàng binh nước Triệu hay Hạng Vũ giết 200 ngàn hàng binh nhà Tần trên một địa bàn  lãnh thổ dân số khoảng 20 triệu người là những sự kiện kinh hoàng, chưa mờ phai trong ký ức thời ấy. Do đó không thể lấy nguồn gốc dân tộc Hán áp đặt lên một nhân vật có trước đời Hán. Việc Triệu Đà thành lập một quốc gia có chung một dân tộc Bách Việt có nhiều nhóm, chung tiếng nói, phong tục, không có nghĩa là người Hán cai trị Bách Việt.  

Triệu Đà, có thuyết dựa trên thần phả  làng Đồng Xâm chép ông có tên Nguyễn Cẩn vốn dòng dõi vua Hùng,  lấy vợ  Việt  làm hoàng hậu Trình thị Lan Nương, người làng Đồng Xâm, tỉnh  Thái Bình, ông đồng hóa với phong tục Việt, xưng mình là người  Nam Di. 

Sách sử Trung Quốc chỉ chép  ông là người  quê quán ở Chân Định. Nhiều người lại gượng ép địa danh này cho vùng Chính Định, tỉnh Hà Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên trong huyền sử Việt cũng có nói về bộ Chân Định là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang thời cổ. 

                Ngày xưa, người Việt Nam gọi tên người Trung Quốc tùy theo triều đại : Người Tống, người Minh Hương hay người Ngô. Người  Trung Quốc tại Việt Nam cũng chỉ xưng mình là người Hẹ (Hắc Ka – Hải Nam), người Tiều (Triều Châu), người Quảng Đông, người Phúc Kiến. Danh xưng người Tàu  chỉ mới xuất hiện đầu thế kỷ 20 do chiến tranh Trung Nhật khiến hàng triệu người đi tàu vượt biển sang các nước Đông Nam Á. Trước đó  có chữ giặc Tàu Ô có nghĩa là cướp biển đi tàu mang cờ đen.

            Triệu Đà là một vị vua sáng suốt, anh minh, được nhân dân kính phục. Vùng Quảng Châu đời Đường, hơn bảy trăm năm sau, còn kể chuyện hồn  Triệu Đà nhập vào đồng cốt ban lời phán truyền, xử kiện. Triệu Đà trở thành thần, thành  Thành Hoàng nhiều nơi từ vùng Quảng Tây, Quảng Đông  đến miền Bắc nước ta. Người Nam Việt gọi chim Mông Đồng là vua loài chim Việt và ví Triệu Đà với loài chim quý đó. Ngày nay đi thăm vùng Quảng Tây ta còn thấy khắp nơi  hình ảnh các loài chim  vật tổ chim Mông Đồng  từng  được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, nhiều nơi có tượng Triệu Đà.             

                Không nên lấy khái niệm quốc tịch, dân tộc, quốc gia ngày nay áp dụng vào lịch sử ngày xưa. Thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có những tay du thuyết đi từ nước này sang nước khác, vị vua nào dùng thì phong tước, họ phục vụ làm đến Đại Thần,  Tể Tướng không  có chuyện  hỏi quốc tịch. Có những tướng lãnh bỏ nước này sang nước khác làm tướng, khi thời cơ đến tay thì họ phất cờ xưng vương, xưng đế. Có những thương nhân đi từ nước này sang nước kia buôn bán, có người buôn ngọc và  buôn cả vua như Lã Bất Vi, cha huyết thống của Tần Thủy Hoàng.  Có những nhà sư  Tây Trúc từ núi cao, xuống núi đi dọc theo sông Dương Tử, sông Hoàng Hà, sông Hồng, sông Cửu Long để truyền đạo.              

                Các sử gia vùng Trung Nguyên Hoa Hạ, gọi dân tộc Bách Việt ‘trăm trứng nở trăm con’ này là Nam Di, luôn luôn kháng cự nhiều lần  đánh bại quân đội nhà Tần, nhà Hán. Các sử gia Việt Nam từ Lê Văn Hưu đều công nhận nhà Triệu là một triều đại nước ta trừ Ngô Thì Sĩ và gần đây là Đào Duy Anh. Nói đến Triệu Đà chúng ta không quên chuyện Trọng Thủy, Mỵ Châu, chuyện thành Cổ Loa của vua An Dương Vương. Chiếc nỏ thần thời  An Dương Vương, ngày nay tìm thấy có lẽ  là bộ cơ khí đúc bằng đồng hàng loạt, gắn vào nỏ gỗ, cung tên dàn sẵn, chỉ cần bật cò  là hàng loạt tên tung bay. Những khảo cổ ngày nay tìm được những mộ cổ Triệu Văn Đế, phong phú với  hàng ngàn hiện vật vàng, ngọc, đồng, sắt, đồ gốm, sứ,  ấn vàng xưng đế hiệu, áo  chôn nhà vua bằng  2291 mảnh ngọc kết dính lại bằng  tơ đỏ (ti lũ ngọc y), nhiều sản phẩm đến từ  Iran, Phi Châu gồm cả thuốc men, thực phẩm, tơ lụa. Nhà Triệu nước Nam Việt là thời đại hưng thịnh có buôn bán với các nước Tây Á, Phi Châu, có một nền độc lập với Nhà Hán.  Dân tộc Nam Việt có một nền văn minh, tiếng nói, riêng biệt.             

         Sử Trung Quốc cũng chỉ công nhận Nam Việt thuộc nhà Hán từ đời Hán Vũ Đế . Vào năm 111 TCN vua Vũ Đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đánh nhà Triệu lấy nước Nam Việt rồi cải  là Giao Chỉ Bộ, chia làm 9 quận. Năm 1802 vua Gia Long sai Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức đi sứ, xin  công nhận tên nước ta là Nam Việt, nhưng nhà Thanh không chịu, cải tên thành Việt Nam.

                 Nguyễn Du đã hiểu rõ nỗi lòng Triệu Đà, một thủ lãnh chính trị khôn ngoan,  khi viết bài thơ ĐẤT CŨ TRIỆU ĐÀ :

Tần Sở bạo cường cũng nát tan,

Ung dung  khiêm tốn  giữ trời Nam.

Ngôi  cao  hoàng đế xưng tùy thích,

Tiếp đãi nhà nho biết nhịn nhường.

Đài cao Lĩnh Biểu ngoài kia đổ,

Mộ cũ Phiên Ngung một nấm còn,

Thương biết bao nhiêu triều đại đổ,

Không bằng được cảnh Lão Già Man.

                Trong khi Triệu Vũ Đế gây dựng cơ nghiệp ở Nam Việt thì  ở vùng Trung Nguyên, Lưu Bang trừ được nhà Tần, diệt được Sở Bá Vương Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ lên ngôi Hoàng đế tức vua Cao Tổ nhà Hán.

                “Năm 183 TCN vua Cao Tổ nhà Hán mất rồi, bà Lữ Hậu lâm triều tranh quyền Huệ Đế, rồi lại nghe lời dèm pha, cấm không cho người Hán buôn bán những đồ vàng bạc, đồ sắt và những đồ điền khí cho người  Nam Việt. Triệu Đà lấy làm tức giận, lại ngờ cho Trường Sa Vương xui Lữ Hậu làm như vậy bèn tự lập làm Nam Việt Hoàng đế, rồi cử binh mã sang đánh quận Trường Sa, tỉnh Hồ Nam.

                 Năm 181 TCN, Hán Triều sai tướng đem quân đánh Nam Việt. Quân nhà Hán chịu không được phong thổ phương Nam, nhiều người mắc bệnh tật, bởi vậy phải thua chạy về Bắc. Từ đó thanh thế Triệu Vũ Đế lừng lẫy, đi đâu dùng xe ngựa theo nghi vệ Hoàng Đế như vua nhà Hán .

                Triệu Vũ Đế truyền ngôi lại cho cháu đích tôn tên là Hồ tức Triệu Văn Đế (137-125 TCN) trị vì được 12 năm. Triệu Văn Đế vốn là người tầm thường, tính khí nhu  nhược không được như Triệu Vũ Đế, khi mới lên làm vua được hai năm, vua Mân Việt (tỉnh Phúc Kiến) đem quân sang đánh phá chỗ biên thùy nước Nam Việt. Triệu Văn Đế không dám đem binh mã chống cự mà sai sứ sang cầu cứu triều Hán. Vua Hán sai Vương Khôi và Hàn An Quốc đi đánh Mân Việt. Quân Mân Việt thấy quân Hán đến nơi, nên bắt vua Mân Việt giết đi đem đầu nộp nhà Hán. Mân Việt đã bình rồi. vua Hán sai Trang Trợ sang chiêu dụ Triệu Văn Đế sang chầu, nhưng quần thần xin đừng đi. Vua Triệu Văn Đế bèn sai Thái Tử Anh Tề đi thay. Anh Tề ở bên triều Hán mười năm, đến khi Triệu Văn Đế mất mới về nối ngôi. Thái Tử Anh Tề làm vua tức Triệu Minh Đế (125-113 TCN), trị vì 12 năm.  Anh Tề  khi làm con tin ở Hán có lấy vợ là Cù Thị, khi lên làm vua lập Cù Thị làm Hoàng Hậu và con làm Thái Tử. Triệu Minh Đế mất, Thái Tử Hưng lên làm vua tức Triệu Ai Đế trị vì được một năm. Nhà Hán sai An Quốc Thiếu Quí sang dụ Nam Việt về chầu. Thiếu Quí trước là tình nhân của Cù Thị, đến khi sang Nam Việt gặp nhau tư thông với nhau và dỗ dành Ai Đế đem nước Nam Việt dâng nhà Hán.

                Tể Tướng Lữ Gia  biết rõ tình ý khuyên ngăn không được, truyền hịch và đem quân giết sứ nhà Hán, Cù Thị và Ai Đế. Rồi Lữ Gia tôn con trưởng của Triệu Minh Đế là Triệu Kiến Đức với mẹ người Nam Việt lên làm vua. Triệu Kiến Đức lấy hiệu là Triệu Dương Đế, tại vị được  một năm thì vua Vũ Đế nhà Hán sai Phục Ba tướng Quân, Lộ Bác Đức đem năm đạo quân sang đánh Nam Việt. Lữ Gia chống cự không lại cùng vua rút lui, đều bị bắt giết. Năm 111 TCN nước Nam Việt bị người Tàu chiếm lấy cải là Giao Chỉ bộ chia làm chín quận đặt quan cai trị.

                Thời Tam Quốc, Tôn Quyền cho người tìm mộ nhà Triệu, và đã tìm  ra được mộ Anh Tề và lấy được nhiều vật quý. Mộ Triệu Đà cho đến nay vẫn chưa tìm được.

                Tháng 8 năm 1980, tại gò Tượng Cương ở Quảng Châu, nhân việc đào đất xây chung cư đã tìm ra được mộ Triệu Văn Đế, cháu nội  kế vị Triệu Đà với chiếc ấn vàng ‘Văn Đế Hành Tỉ’ và hàng ngàn hiện vật quý trong mộ táng, xác ướp được mặc chiếc áo bằng ngọc từng miếng vuông kết dây vàng.

Các bạn thân mến !

                Nhà Triệu là triều đại  tập họp các dân tộc Bách Việt đầu tiên việc kế thừa truyền cho con cháu. Trước đó nước ta các  vua Hùng kế thừa bằng các cuộc thi : thi nấu ăn như sự tích bánh dày bánh chưng, thi dâng lễ vật như chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, thi đấu vật.              

               Các di chỉ khảo cổ cho thấy nhà Triệu tại Quảng Châu  ngàn năm trước đó đã có một tổ chức xã hội khá cao vá quy củ. Có giao thương buôn bán với các nước Ba Tư (Iran), Ấn Độ, Phi Châu.

Trước sự bành trướng của nhà Hán, vùng Quảng Đông, Quảng Tây là những lãnh thổ dân tộc Bách Việt bị  đồng hóa. Nước ta không có sách sử ghi chép nhiều những sự kiện trước thời nhà Lý. Việc tìm kiếm những tư liệu về các dân tộc vùng Bách Việt, về nước ta thời Bắc Thuộc:  Tam Quốc Tôn Quyền cai trị, thời nhà Đường, nhà Tùy cai trị trong sách sử Trung Quốc là những việc cần thiết để hiểu hơn một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam.

 

Tuesday, December 22, 2020

VÌ SAO NGƯỜI HOA HÁN CỔ ĐẠI CÓ ĐÔI MẮT TI HÍ, XẾCH NGƯỢC LÊN ?


Khi nói về người Hoa Hán và người Việt, nhiều người sẽ lấy lý do một ngàn năm Bắc thuộc ra để cho rằng người Việt đã bị người Hoa Hán đồng hóa. Điều này không chỉ bị người Trung Quốc mà còn bị nhiều người biết nói tiếng Việt nhầm tưởng.

Tuy nhiên khi nhìn vào những bức tranh, bức tượng khắc họa hình ảnh của người Hoa Hán cổ đại, cùng với thực tế lịch sử thì điều này lại hoàn toàn không đúng.

Vậy điều gì là khác biệt nhất giữa người Hoa Hán và người Việt cổ đại. Câu trả lời nằm ở chính đôi mắt, nơi được coi là cửa sổ của tâm hồn.

Người Việt cổ đại đa phần có đôi mắt to tròn, hai mí, trong khi qua các khắc họa người Hoa Hán cổ đại đa phần có đôi mắt ti hí và xếch ngược lên.

Vậy tại sao người Hoa Hán lại có đôi mắt đặc trưng như vậy ?

Điều này là hoàn toàn có thể lý giải được dựa trên quá trình thiên di và điều kiện sinh sống khác biệt của chủng người Hoa Hán.

Cách nay 40 000 năm, tổ tiên của người Hoa Hán khi thiên di  đến bờ bắc sông Hoàng Hà do chọn lọc tự nhiên đã loại trừ gần hết gene hai mí vốn phổ biến khắp nhân loại.

Địa hình bằng phẳng ngút mắt trên con đường thiên di yêu cầu phải giảm kích thước mắt, vừa để nhìn rõ mục tiêu hơn, vừa hạn chế tia cực tím từ ánh mặt trời chiếu thẳng vào nhãn cầu, vì địa bàn có ít vật che chắn như cây cao, rừng rậm…

Trong khi đó ở chiều ngược lại, các bộ tộc Bách Việt do săn bắt hái lượm trong rừng nhiệt đới hoặc ôn đới mênh mông không thể có đôi mắt nhỏ, một mí, nếu không sẽ bị thú dữ ăn thịt hoặc chết đói đến tuyệt chủng.

Ở giai đoạn này, nhóm người Hoa Hán cổ đại đã bắt đầu chăn nuôi các đàn gia súc lớn, cưỡi ngựa rong ruổi khắp nơi nên đàn ông có xu hướng chân ngắn, lưng và tay dài.

Vào giai đoạn sau, du mục Hoa tộc sống thành từng bộ lạc gọi là Hậu. Mỗi Hậu có Hậu chủ là những ông chủ tham lam, hung bạo với những đội quân kỵ và bộ, chuyên lo việc xâm chiếm đất đai, trấn áp kẻ địch, bắt nô lệ và bảo vệ tài sản của Hậu chủ. Các nhóm du mục Hoa tộc thời kỳ này còn rất man rợ, mà về sau các giống Rợ Trung Á và Châu Âu cũng y hệt.

Khoảng năm 2750 tr.CN, những vùng đất ở tây bắc lục địa Đông Á như Tân Cương, Thanh Hải… dần dần bị sa mạc hóa, khiến những bộ lạc du mục Hoa tộc chuyên chăn nuôi dê, cừu, heo, bò, ngựa… đang sống rải rác tại đây, phải đi tìm những đồng cỏ mới cho những đoàn gia súc của họ. Họ đưa thân tộc cùng với những đoàn gia súc, đầy tớ và đội quân bảo vệ, đi dọc theo nguồn bờ bắc sông Hoàng Hà, mà vào phía bắc Trung Hoa ngày nay.

Rợ Hoa tộc cũng không nằm ngoài bản tính hung hăng, cường bạo, dã man của xã hội du mục. Trước vùng đất bạt ngàn, đồng lúa mênh mông  niềm mơ ước của họ, y hệt như dân Do Thái, khi rời khỏi Ai Cập, tiến vào đất Palestine. Điều đáng nói là trong khi lịch sử các nước kia, đã ghi lại sự vay mượn văn hóa của các dân tộc mà họ xâm lược, còn Trung Hoa thì thật là mỉa mai, họ cho rằng nền văn hóa mang đặc điểm nông nghiệp vùng Đông Á là do họ mang tới từ lối sống du mục ở hai sa mạc Tân Cương và Thanh Hải.

Lịch sử có thể bị người Hoa Hán sửa đổi để nhằm mục tiêu đồng hóa của họ, tuy nhiên những di chỉ khảo cổ còn sót lại hiện nay đã nói lên những điều ngược lại.

Đặc biệt những điểm khác nhau về nhân dạng đã nói lên sự khác biệt căn bản về nguồn gốc và hình thái sinh sống từ thuở ban đầu của 2 đại chủng  du mục Hoa Hán và nông nghiệp Bách Việt.

Dù người Hoa Hán có tìm cách sửa đổi thế nào, thì những dấu hiệu về quá trình thiên di hàng nhiều ngàn năm cũng sẽ không một sớm một chiều mà thay đổi.

Hiện nay trong các bộ phim điện ảnh người Trung Quốc thường đem các diễn viên có nhân dạng của người Bách Việt, Tân Cương với đôi mắt to tròn hai mí lên màn ảnh, khiến người xem có hiểu nhầm về nhân dạng truyền thống của người Trung Hoa.

Vậy nên việc làm rõ sự khác biệt về mặt nhân dạng gốc giữa hai đại chủng Hoa Hán và Bách Việt sẽ giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn, thực tế hơn, từ đó phục vụ cho công tác học thuật được tốt hơn.

Và điều này cũng sẽ giúp xóa tan đi những nhầm tưởng về việc người Hoa Hán cổ đại với đôi mắt ti hí, xếch ngược lên đã đồng hóa người Bách Việt với đôi mắt to tròn, hai mí trong một ngàn năm đô hộ.

Thực tế những người Trung Quốc ngày nay đặc biệt ở phương Nam với đôi mắt hai mí, to tròn thì chắc chắn tổ tiên của họ ngày xưa phải là người Bách Việt đã bị Hán Hóa về tư tưởng.

Còn đa phần những người Trung Quốc còn lại thì trong quá trình lại tạo hàng ngàn năm với các giống dân nông nghiệp phương Nam đặc biệt với đại chủng Bách Việt thì đã cho ra chủng dân mới với đôi mắt không còn xếch lên và ti hí như thuở ban đầu.

Tuy nhiên dấu vết về đôi mắt Hoa Hán đặc trưng đó vẫn còn trong xã hội Trung Quốc hiện đại chứ không phải là đã biến mất hoàn toàn.

 

 

 

 

Wednesday, December 9, 2020

THÁI ĐỘ CỦA NHẬT BẢN VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA: KÍNH PHỤC VÀ PHỦ NHẬN

So sánh về diện tích, Nhật Bản chỉ lớn hơn Việt Nam đôi chút. Tuy nhiên, Nhật Bản lại nằm cách đại lục Trung Hoa thông qua eo biển. Khoảng cách này vừa đủ gần để Nhật có thể tiếp thu văn hoá Trung Hoa trước thời cận đại nhưng cũng vừa đủ xa để tránh khỏi bị nước này xâm lấn. Trong thái độ của Nhật Bản đối với văn hoá Trung Hoa có hai khuynh hướng khá rõ rệt: kính phục và phủ nhận.

Từ khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, người Nhật thường biểu lộ lòng hâm mộ và kính phục đối với nền văn hoá đại lục. Triều đình Nhật Bản lúc bấy giờ chọn lựa những người tài giỏi và gửi họ sang Trung Quốc thành nhiều phái bộ (mỗi phái bộ thường có đến 500 người) để học hỏi và tiếp thu nền văn hoá tiên tiến Trung Hoa dưới hai triều đại Tuỳ và Đường.



Họ học đủ mọi ngành: Nho giáo, Phật giáo, cơ chế chính trị, hình luật, kỹ thuật canh nông, mỹ thuật, v.v... Những người này sau khi trở về Nhật đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá những yếu tố tiên tiến của văn minh Trung Hoa. Chữ karamono - Đường-vật ( những vật đem từ nhà Đường, hàm ý Trung Quốc) là danh từ tượng trưng cho những cái gì tao nhã, quý giá lúc bấy giờ.



Đi ngược lại với khuynh hướng hâm mộ văn hoá Trung Quốc là ý thức dân tộc của người Nhật. Nếu danh tướng Lý Thường Kiệt của Việt Nam đã viết nên bài thơ “Nam quốc sơn hà” nhằm khẳng định vị trí “nước Nam” của người Việt đối với Trung Quốc ở phương Bắc thì Thái tử Shôtoku (Thánh-đức) ngay từ đầu thế kỷ VII khi viết thư gửi Tuỳ Dạng Đế thay cho thiên hoàng Nhật đã xác định chủ quyền của Nhật Bản về phía Đông của Trung Quốc như sau: “Thư này do thiên tử của xứ mặt trời mọc (phương Đông) gửi cho thiên tử của xứ mặt trời lặn (phương Tây)”.  

Tương truyền, hoàng đế Trung Hoa khi đó là Tuỳ Dạng Đế khi đọc lá thư đã nổi trận lôi đình, cho rằng kẻ viết thư đã quá ngạo mạn, không biết nghi lễ trên dưới. Trong bức thư gửi hoàng đế nhà Tuỳ, Thái tử Shôtoku không những gọi hoàng đế của Trung Quốc bằng “thiên tử” (con trời) mà còn dùng danh xưng này để gọi thiên hoàng của Nhật.  

Theo quan niệm của Trung Quốc, trong thiên hạ (dưới cõi trời) chỉ có một thiên tử “độc nhất vô nhị”, đó chính là hoàng đế Trung Quốc. Tuỳ Dạng Đế nổi giận chính vì bức thư của Nhật Bản đã cố tình hay vô ý bất chấp khái niệm căn bản của trật tự thế giới Trung Hoa.

Yoshimitsu (1358-1408), vị tướng quân thứ ba của dòng họ Ashikaga, là nhân vật duy nhất trong lịch sử Nhật thừa nhận tước phong “quốc vương Nhật Bản” của hoàng đế Trung Quốc ban cho và do đó đã đặt Nhật Bản vào thế triều cống Trung Quốc trong thời kỳ ông nắm quyền. Do sự kiện này, Yoshimitsu đã bị các sử gia đời sau phê phán là đã làm nhục quốc thể của Nhật Bản.

Từ cuối thế kỷ IX, ở Trung Quốc loạn lạc nổi lên khắp nơi, Nhật Bản đình chỉ việc gửi người sang Trường An du học và thay vào đó tìm cách biến cải những yếu tố văn hoá Trung Hoa mà Nhật đã tiếp thu từ mấy trăm năm trước cho thích ứng với môi trường văn hoá và xã hội của Nhật Bản.

Vào thời kỳ này “văn học nữ lưu” viết bằng tiếng kana rất thịnh hành, có nhiều tác phẩm văn học vẫn còn nổi tiếng cho đến ngày nay, tiêu biểu là cuốn trường thiên tiểu thuyết Truyện Genji do nữ sĩ Murasaki sáng tác vào đầu thế kỷ XI. Sự vùng dậy của ý thức dân tộc Nhật Bản còn thể hiện qua các tranh vẽ theo lối Nhật yamato-e (Đại-hoà hội), và sự xuất hiện của danh từ yamato-damashii (hồn Đại-hoà), tức là tinh thần Nhật Bản –ngụ ý để phân biệt với tinh thần Trung Hoa.

Nhật Bản đã tiếp thu và hấp thụ nhiều yếu tố của văn hoá Trung Hoa nhưng Nhật Bản không có liên hệ triều cống với Trung Quốc và không chấp nhận trật tự thế giới của Trung Quốc. Kết quả là mặc dầu người Nhật vay mượn nhiều yếu tố của văn hoá Trung Hoa, nhưng có tư duy độc lập, không suy nghĩ theo những khuôn mẫu của văn hoá Trung Hoa.

Mặt khác, thái độ “kính phục” và “phủ nhận” của người Nhật đối với văn hoá Trung Hoa thể hiện rõ nhất qua lối nhìn của họ đối với nhà thơ Trung Quốc Bạch Lạc Thiên và học thuyết Nho giáo.  

Bạch Lạc Thiên, tên thật là Bạch Cư Dị (772-846 sau CN), là một thi hào đời Đường. Không hiểu do một sự tình cờ nào mà tên tuổi của Bạch Lạc Thiên ở Nhật lại còn nổi tiếng hơn cả Lý Bạch và Đỗ Phủ, hai nhà thơ được mến chuộng nhất ở Trung Quốc. Trải qua bao thế kỷ, người Nhật Bản nào muốn làm thơ chữ Hán trước hết cũng phải nghiền ngẫm thơ Bạch Lạc Thiên, vì đối với họ, họ Bạch là vị “thánh thơ chữ Hán”.

Nhưng nhà thơ tiêu biểu cho thi đàn Trung Quốc ở Nhật này có lúc cũng bị phủ nhận. Đó là trường hợp tuồng Bạch Lạc Thiên, một trong những vở tuồng Nô nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ XIV. Trên thực tế, Bạch Lạc Thiên thuở sinh tiền không hề đặt chân lên đất Nhật Bản. Tuy nhiên theo cốt truyện của vở tuồng này, một hôm nọ hoàng đế Trung Quốc phái Bạch Lạc Thiên sang Nhật để cho người Nhật thấy tận mắt tài làm thơ thần sầu quỷ khốc của người Tàu. Khi thuyền cập bến ở Nhật, họ Bạch gặp hai ngư ông. Bạch Lạc Thiên trổ tài làm thơ, nào ngờ trong hai ngư ông Nhật Bản lại có người làm thơ còn giỏi hơn cả họ Bạch nữa. Cuối cùng, trong cuộc đấu thơ này, Bạch Lạc Thiên bị thua. Ngư ông đó hoá ra là “vị thần làm thơ” (uta no kami) của người Nhật. Thuyền của Bạch Lạc Thiên bị bão đánh giạt về Trung Quốc, và vở tuồng chấm dứt ở đó.

Nay ta thử xem thái độ “kính nể và phủ nhận” của người Nhật đối với Nho giáo. Đức-xuyên Gia-khang người sáng lập chính quyền Tokugawa (1600-1868), đã áp dụng học thuyết Tống Nho của Chu Hy để củng cố chính quyền mạc phủ. Tống học nhờ vậy trên lý thuyết trở thành học phái chính thống.  

Nhưng trên thực tế, dưới thời mạc phủ có nhiều Nho gia như Yamaga và Ansai đã phủ nhận cơ chế Nho giáo của Trung Quốc. Họ cho rằng về cả ba mặt nhân, trí, dũng, Nho giáo Nhật Bản hơn hẳn Trung Quốc. Ngay đối với Khổng Tử, cách đặt vấn đề của Ansai cũng khác hẳn các nhà Nho ở Trung Quốc và Việt Nam.

Sách Tiên-triết Tùng-đàm biên soạn cuối thời mạc phủ có ghi lại đoạn vấn đáp sau đây giữa Ansai và các môn đệ. Ansai một hôm hỏi các môn đệ:

“Nếu bây giờ Trung Quốc cử Khổng Tử làm đại tướng và Mạnh Tử làm phó tướng dẫn vài vạn kỵ binh sang tấn công nước ta, với tư cách là người theo học đạo của Khổng Mạnh, các trò thử nghĩ chúng ta phải ứng xử như thế nào?”

Thấy các môn đệ lúng túng, Ansai tự đáp: “Nếu điều bất hạnh này xảy ra, thì chúng ta chỉ có cách là mặc giáp mang kiếm, ra trận bắt sống Khổng Mạnh đặng báo ơn nước. Đây chính là điều Khổng Mạnh dạy chúng ta”  

Chắc hẳn đối với các Nho gia Việt Nam, phản ứng đầu tiên khi nghe đoạn vấn đáp này là: “Đối với các bậc thánh hiền ai lại đặt câu hỏi kỳ cục như thế?”. Cách đặt câu hỏi của Ansai đã lạ lùng, khó nghe, mà câu trả lời của Ansai cũng không kém phần bất ngờ, đường đột. Phải là một “Nho gia” không bị chi phối bởi thế giới quan Nho giáo của Trung Hoa mới có đủ tính khách quan để đặt vấn đề trực tiếp và tận gốc như vậy.

Vị trí lãnh đạo về văn hoá của Trung Quốc cũng bị các học phái Quốc-học (Kokugaku) và Lan-học (Rangaku)  phủ nhận tận gốc. Norinaga và các học giả của học phái Quốc học khởi đầu nghiên cứu Hán học, nhưng sau đó chủ trương chối bỏ triệt để “tư tưởng Trung Hoa” (karagokoro) thể hiện qua những lý lẽ gò bó và nhân tạo của Nho giáo, sự sai lạc và tính chất quá khích của thuyết “thiên mệnh” . Theo Norinaga, trước khi văn minh Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản, tâm hồn người Nhật thuần phác và bộc trực, được thể hiện qua những thơ ca trong tuyển tập thơ đầu tiên của người Nhật là Man’yôshu (Vạn-diệp-tập; biên soạn xong năm 760 sau CN). Học phái Quốc học đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống dậy tinh thần dân tộc của người Nhật vào thế kỷ XIX.

Lan học, học phái nghiên cứu khoa học và kỹ thuật Tây phương qua những sách bằng tiếng Hà Lan vào cuối thế kỷ XVIII cũng có đóng góp không ít vào việc phủ nhận vị trí độc tôn của văn hoá Trung Hoa. Y học là ngành nghiên cứu nổi tiếng nhất của các học giả lan học. Vào năm 1711, khi hai học giả lan học là Sugita và Maeno quan sát cuộc giải phẫu tử thi ở nhà tù, họ cho rằng những gì họ quan sát hoàn toàn phù hợp với quyển sách Tabulae Anatomicae bằng tiếng Hà Lan  và từ đó họ thấy rằng những lý thuyết y học Trung Quốc du nhập vào Nhật trước đó là hoàn toàn sai lạc. Bản dịch của sách này nhan đề là Giải-thể tân-thư (Kaitai shinsho ) được hoàn thành vào năm 1774. Công trình nghiên cứu và dịch thuật của Sugita có ảnh hưởng vượt khỏi ngành y học, báo hiệu giờ phút cáo chung của vai trò lãnh đạo văn hoá  Trung Hoa trong đời sống tư tưởng và học thuật ở Nhật đã bắt đầu.

 

Wednesday, October 21, 2020

VÌ SAO QUỐC HIỆU NƯỚC TA LÀ ĐẠI VIỆT ?

 


Tổ tiên người Việt Nam biết người Trung Quốc muốn chôn vùi cái tên Bách Việt mãi mãi để họ có thể đường đường chính chính chiếm giữ di sản của nền văn minh đó, gộp vào cái gọi là văn minh Trung Hoa " vĩ đại"  

Tổ tiên chúng ta cũng biết Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam, hậu duệ chính danh của nền văn minh Bách Việt trong quá khứ, nên luôn luôn nhắc nhở con cháu phải đề cao cảnh giác

 Tổ tiên người Việt cũng biết sẽ có một ngày chính con cháu người Việt sẽ bị Hán sử lừa gạt để tin rằng Việt Nam và Bách Việt không liên quan đến nhau, và rằng chúng ta là một chủng của người Hán.  

VẬY NÊN: Cách để các cụ giúp con cháu khắc ghi rõ ràng nhất về nguồn cội và văn hóa của mình là việc đặt QUỐC HIỆU  

Không phải ngẫu nhiên khi ông cha ta đã chọn quốc hiệu là ĐẠI VIỆT.  Tên gọi này chính thức có từ thời trị vì của vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), vua thứ ba của nhà Lý. Trước đó, kể từ thời kỳ trị vì của Đinh Bộ Lĩnh, quốc hiệu là Đại Cồ Việt (大瞿越) gồm chữ Đại () nghĩa là lớn và chữ Cồ (𡚝) cũng cùng nghĩa là lớn. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054–1804), tên gọi Đại Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn (1802 – 1804). Trong quá trình này tên gọi chính thức Đại Việt bị gián đoạn một lần ngắn ngủi 27 năm vào thời nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400 – 1427).  

Rõ ràng tổ tiên muốn nhắn gửi một điều không phải bàn cãi rằng chúng ta là người Việt, mà không chỉ là người Việt bình thường, mà là Đại Việt.

Tại sao lại chọn chữ Đại ?

Bởi ông cha chúng ta nhận thức được ngày xưa Bách Việt là một đại chủng , tuy nhiên đã phân chia thành nhiều bộ tộc chi nhánh như Ư Việt, Ngô Việt, Mân Việt, Nam Việt, Âu Việt, Lạc Việt,... Và dưới áp lực của các triều đại du mục phương Bắc, các tộc Bách Việt đã phải chạy dài về phương Nam cố thủ, và vùng đất quần cư cuối cùng là tại Việt Nam ngày nay. Dùng tên từng nhóm Việt sẽ không thể bao hàm được hết ý nghĩa của sự tụ cư này, vậy nên dùng chữ Đại sẽ là hợp lý nhất.

 Nó vừa bao hàm Việt Nam là nơi tập trung được tinh hoa của Bách Việt, nó cũng cho thấy đây là nơi tập trung của các nhóm Việt kiên cường và bất khuất nhất !!! Đại là sự tập hợp mang tính thống nhất của các tộc Việt, là một cách nói giản thể của " tinh hoa Bách Việt"  

Vậy nên việc người Trung Quốc và một số thành phần " nói tiếng Việt" cố tình tách Việt Nam ra khỏi " văn minh Bách Việt" là một mưu mô hết sức thâm hiểm và thủ đoạn.

Hiện nay đa phần các nhóm tộc Việt ở lại Trung Quốc đã " nhận giặc" là cha, thay tên đổi họ, coi gốc gác mình là ở phía trung nguyên, tức là lưu vực sông Hoàng Hà, thì làm gì còn cái quyền để nhận các văn minh ở phía Nam sông Dương Tử có niên đại tới 5000 năm là của mình được.

 Chỉ có người Việt Nam với cội rễ liền mạch từ thời kỳ Thần Nông ( Viêm Đế) cho tới Đế Minh, Kinh Dương Vương, rồi tới Lạc Long Quân - Âu Cơ, tới các chi nhánh Hùng Vương, chủng tộc xuyên suốt không đổi là chủng Việt, lãnh thổ truyền thống từ huyền sử tới lịch sử hay hiện tại nằm trọn bên phía Nam sông Dương Tử, là có quyền thừa kế chính tông với nền văn minh phía Nam sông Dương Tử, văn minh lúa nước Bách Việt, văn minh thần truyền 5000 năm với các nền văn hóa Lương Chử, Đông Sơn,...

Hiểu được điều này mới thấy tại sao người Trung Hoa muốn chôn vùi chủ đề Bách Việt ? Tại sao Hán sử luôn xuyên tạc về tộc Việt ? Tại sao người Trung Quốc luôn muốn áp Việt Nam thành một giống dân Đông Nam Á không có liên quan gì tới Bách Việt.

Và phải hiểu được điều này mới thấy tại sao tổ tiên ta lại đặt tên nước là ĐẠI VIỆT !!!

 


Tuesday, September 29, 2020

Văn Hóa Lương Chử - Văn minh Việt tộc - một minh chứng rõ nét cho sự xuyên tạc của Hán sử



Văn hóa Lương Chử (3400-2250 TCN) là nền văn hóa ngọc thạch  tại châu thổ sông Trường Giang. Nền văn hóa này có sự phân tầng ở mức độ cao, các đồ tạo tác từ ngọc thạch, tơ lụa, ngà voi được phát hiện trong các ngôi mộ của tầng lớp trên, còn những cá nhân nghèo khó hơn thường được chôn cất cùng với đồ gốm.  

 Di tích khảo cổ Lương Chử minh họa sự chuyển đổi từ các xã hội thời kỳ đồ đá mới sang một mô hình chính trị bao gồm hệ thống phân chia giai cấp, nghi lễ và nghề thủ công.

Nói chung ở đây đã xuất hiện hình thái của một quốc gia với quá trình đô thị hóa được thể hiện trong các di tích bằng đất, hệ thống quy hoạch thành phố và cảnh quan, hệ thống phân cấp xã hội thể hiện ở sự khác biệt về nghi thức chôn cất trong các nghĩa trang. Nền văn hóa này đại diện cho một nền văn minh trồng lúa cổ xưa tại Đông Á ở miền Nam sông Dương Tử hơn 5.000 năm trước. Và  đây cũng một nền văn minh đô thị cổ xưa của nhân loại.

Nền văn hóa Lương Chử sở hữu các hoạt động nông nghiệp tiên tiến, bao gồm thủy lợi, các hình thức ruộng lúa và nuôi thủy sản. Các ngôi nhà của cư dân thường được xây dựng với các cột sàn trên sông hoặc tại bờ biển. Hệ thống trữ nước ngoại vi với các chức năng phức tạp và nghĩa trang được phân cấp xã hội (bao gồm cả bàn thờ) và các vật thể bằng ngọc được khai quật tượng trưng cho tín ngưỡng của nền văn hóa này, chứng minh các dân tộc ở lưu vực sông Dương Tử đã có nền văn minh rất sớm của riêng mình.

Ngày 29 Tháng 11 năm 2007 tại Hàng Châu, các nhà khảo cổ học thông báo đã tìm thấy  di chỉ thành phố cổ diện tích hơn 2,9 km2, niên đại hơn 5.000 năm trong vùng lõi của khu di tích Lương Chử. Thành phố cổ có bức thành theo hướng đông tây dài 1.500-1.700 m, chiều Bắc-Nam khoảng 1.800 - 1.900 mét, hình chữ nhật hơi tròn. Một số phần của bức thành còn lại cao 4 mét, mặt cắt 40 mét bề mặt, đáy 60 mét, làm bằng đất hoàng thổ nguyên chất đưa từ nơi khác tới, được đầm nén kỹ. Dấu vết kho lương thực chứa được khoảng 15 tấn gạo. Từ vị trí, sự bố trí và đặc điểm cấu trúc của thành cổ được phát hiện, các chuyên gia tin rằng có những cung điện giành cho nhà vua và giới quý tộc.

Năm 2017, các nhà khảo cổ học lại phát hiện một hệ thống thủy lợi có niên đại tới 5.100 năm, quy mô khổng lồ và cổ xưa nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Công trình dẫn nước quy mô 5.100 năm tuổi thậm chí còn lâu đời hơn cả phát hiện hệ thống thủy lợi 4.900 năm trước đây của Văn minh Lưỡng Hà. Đây là công trình thủy lợi khổng lồ, có diện tích hơn 300.000 m2, được xây đắp nhân tạo bằng hoàng thổ dày tới 10,2 mét. Những cư dân cổ đại được cho là đã di dời khoảng 3,3 triệu mét khối đất để xây nên công trình này. Đây là một hệ thống thủy lợi rất phức tạp, gồm nhiều đập nước cao, đập nước thấp, mương, rạch, hào lớn và đê điều để ngăn ngừa lũ lụt, dự trữ nước để tưới tiêu mùa màng trong những đợt hạn hán. Kỹ thuật và quy mô rộng lớn của nó vào loại hiếm trên thế giới.

Công cụ bằng đá khai quật ở Lương Chử có đá hình lưỡi liềm, đầu mũi tên, dáo, rìu đục lỗ, dao đục lỗ, đặc biệt là cày đá và dụng cụ nhổ cỏ được sử dụng, cho thấy nông nghiệp bước vào giai đoạn dùng cày. Đồ gốm đánh bóng màu đen là đặc điểm của gốm Lương Chử. Trên gốm và ngọc bích xuất hiện một số lượng lớn các ký tự đơn hoặc nhóm mang chức năng văn bản, cho thấy giai đoạn bắt đầu hình thành của chữ tượng hình.

Ngọc thạch của văn hóa Lương Chử tiêu biểu là những vật mang tính lễ nghi có kích thước lớn và được làm một cách tinh xảo, thường được chạm khắc theo mô dạng thao thiết. Các đồ tạo tác đặc trưng nhất của văn hóa Lương Chử là tông, tông lớn nhất được khai quật nặng 3,5 kg. Bích và việt cũng được phát hiện. Người ta cũng phát hiện thấy đồ trang sức làm bằng ngọc thạch dùng để đeo, được trang trí bằng cách chạm khắc các biểu tượng chim, rùa và cá nhỏ. Nhiều đồ tạo tác làm từ ngọc thạch thuộc văn hóa Lương Chử có bề ngoài trắng sữa giống như màu xương do có nguồn gốc đá tremolite và ảnh hưởng từ chất lỏng  tại điểm mai táng, song cũng thường phát hiện thấy đồ ngọc thạch làm từ actinolit và serpentin.

Người ta khai quật được một bệ thờ thời đại đồ đá mới thuộc văn hóa Lương Chử khi khai quật tại Dao Sơn ở Chiết Giang, chứng minh rằng công trình tôn giáo được xây dựng công phu và các cột đá và tường đá được đặt cẩn thận: điều này cho thấy tôn giáo đã có tầm quan trọng đáng kể. Bệ thờ có ba mức, cao nhất là một bục kháng thổ, có thêm ba bục nữa được lát bằng đá cuội. Vẫn còn lại một bức tường bằng đá. Ở sát bệ thờ có 12 ngôi mộ xếp thành 2 hàng.

Một bảo tàng Văn hóa Lương Chử mới đã được hoàn tất vào năm 2008 và mở cửa vào cuối năm đó, nằm tại Hàng Châu.

 

Các bạn thân mến !

Sự phát lộ của nền văn hóa Lương Chử trước hết đã là một minh chứng cho việc Hán sử đã cố tình xuyên tạc về các dân tộc bản địa ở phía Nam sông Dương Tử.

Hán sử luôn rêu rao người Hán ở trung nguyên là một dân tộc văn minh và ban phát văn minh đó cho các dân tộc xung quanh. Chưa hết người Hán còn coi các dân tộc xung quanh họ như những Man, Di, Mọi, Rợ. Vậy mà các di chỉ khảo cổ phát lộ gần đây, đặc biệt là văn hóa Lương Chử lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Chính các dân tộc xung quanh người Hán mới là các dân tộc bản địa và văn minh, thậm chí ở phía Nam sông Dương Tử còn phát hiện ra một nền văn hóa rực rỡ là văn hóa Lương Chử, cái nằm hoàn toàn trùng khớp trong nền văn minh lúa nước của đại chủng Bách Việt trong quá khứ.

Và trong cổ sử Việt cũng có nói về các vương quốc cổ xưa của tổ tiên chúng ta trong quá khứ. Các bạn hãy cùng kênh Thái Tử Sin TV thử đối chiếu lời tổ tiên người Việt truyền lại với những dấu vết khảo cổ đã được tìm thấy gần đây nhé.

Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn chép: “Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra  Lộc Tục. Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.”

Xích Quỷ (chữ Hán: 赤鬼) trong huyền sử Việt Nam, là một quốc gia cổ đại của cư dân Bách Việt, được xem là quốc hiệu đầu tiên của nước Việt vào đầu thời đại Hồng Bàng. Xích Quỷ cũng là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. 

 Trong cuốn “Ngọc Phả truyền thư” của  từ đường họ Nguyễn có giải thích rằng chữ “Xích” là màu đỏ ngụ ý phương nam, từ “Qủy” là từ chữ Vương của người Bách Việt, 3 chữ Vương ghép lại thành chữ “Quỷ”. Đế Thừa là cháu hai đời của Thần Nông (Viêm Đế) có ba con trai: Đế Minh, Đế Nghi, Đế Long. Ba người con của Đế Thừa đều làm Vương ở 3 phương. Theo “Ngọc Phả truyền thư” thì Kinh Dương Dương là con trai của Đế Minh (tức Đế vùng phương nam) thấy ba Vương đều là Đế ở ba nơi, nên ghép ba chữ “Vương” này tạo thành chữ “Quỷ”. Tên “Xích Quỷ” nêu rõ Vương ở phương nam, ngụ ý nước nam đã có chủ.

Khảo cổ học xác định văn hóa Lương Chử xuất hiện từ 3300 năm TCN. Trong khi đó truyền thuyết nói Thần Nông sống vào khoảng 3320-3080 năm TCN. Điều này cho thấy sự trùng hợp phải nói là kỳ diệu giữa truyền thuyết và tài liệu khảo cổ. Việc truyền thuyết ghi Kinh Dương Vương lên ngôi, lập nhà nước Xích Quỷ vào năm 2879 TCN – hơn 400 năm sau khi văn hóa Lương Chử hình thành – cho thấy, nhà nước Xích Quỷ ra đời đúng vào thời kỳ rực rỡ của văn hóa  Lương Chử.

Khảo cổ học cho thấy lãnh thổ nhà nước Lương Chử chiếm trọn vẹn lưu vực sông Dương Tử. Phía tây bắc vươn tới Sơn Tây. Phía Đông Bắc chạm tới vùng Sơn Đông, có bộ phận vượt sông Dương Tử lên bờ Bắc. Trong khi đó truyền thuyết nói nước Xích Quỷ do vua Kinh Dương Vương cai quản: bắc tới Hồ Động Đình, đông tới Biển Đông, tây giáp Ba Thục, nam tới nước Hồ Tôn.

Như vậy có thể thấy ranh giới của nhà nước Lương Chử trong khảo cổ học gần như trùng khớp với ranh giới của vương quốc Xích Quỷ truyền thuyết.

Chúng ta hãy thử hình dung nhà nước cổ của người Việt thời đó sẽ như thế nào nhé.

Cho tới 5000 năm trước, trên lục địa Đông Á, người Việt cổ đã xây dựng nền nông nghiệp phát triển. Do cày được đưa vào trồng trọt nên năng suất lao động tăng, lương thực dư thừa, kích thích hoạt động thủ công và thương mại. Một mạng lưới buôn bán ngọc bằng đường biển hình thành, đưa ngọc được khai thác từ các mỏ ở Đài Loan tới các quốc gia quanh Biển Đông.

Do phải chung tay trị thủy hai dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử nên các bộ tộc nông nghiệp phải liên minh với nhau và nhà nước cổ đại hình thành từ rất sớm. Thời kỳ này các tộc du mục ở bờ bắc Hoàng Hà và phía tây tăng cường cướp phá khu vực dân cư nông nghiệp trù phú. Do yêu cầu chống xâm lăng nên sự liên minh giữa các bộ lạc người Việt, cùng huyết thống, cùng tiếng nói và văn hóa trở nên chặt chẽ hơn.

Có thể lúc này hai nhà nước cổ đại ra đời: phía tây là nhà nước Ba Thục gồm vùng đất Ba Thục phía tây Trung Quốc và Thái Lan, Miến Điện do vị vua thần Can Công lãnh đạo. Ở phần còn lại của Đại Lục cùng với Đông Dương là nhà nước do Thần Nông trị vì. Vương quốc của Thần Nông rất rộng lớn, gồm lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Theo tiến trình Bắc tiến của người Việt, lưu vực sông Dương Tử điều kiện tự nhiên thuận lợi và được khai thác sớm nên có sự phát triển trước, trở thành trung tâm lớn mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự. Do vị trí đặc biệt của nó nên vùng Lương Chử của Thái Hồ trở thành kinh đô của các vương triều Thần Nông.

Cho tới giai đoạn này, Hoa tộc chỉ là những bộ lạc du mục gọi là hậu. Tù trưởng bộ lạc gọi là hậu chủ. Từng đoàn, từng lũ, man rợ y như các giống du mục khác trên thế giới thời đó, kéo nhau đi tìm đất sống. Họ xâm nhập đất Bắc Miêu và gặp sự chống cự của cư dân nông nghiệp Miêu tộc, họ liền họp nhau “công kênh” một hậu chủ hùng mạnh nhất là Hiên Viên lên làm “Cộng chủ” (chữ của Tư Mã Thiên) để làm người lãnh đạo các hậu. Như vậy có nghĩa là họ chưa lập quốc, chưa xưng vua, xưng vương, xưng đế gì cả. Họ chỉ là một đám Rợ du mục cường bạo, dã man mới tập trung lại…

Khoảng năm 2879 trước công nguyên, Đế Minh, hậu duệ đời thứ 3 của Thần Nông chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi cai quản lưu vực sông Hoàng Hà và Kinh Dương Vương cai quản lưu vực sông Dương Tử. Như trong truyền thuyết, Kinh Dương vương lập nước Xích Quỷ, địa giới phía bắc tới sông Dương Tử, phía đông là Biển Đông, phía Tây giáp Ba Thục và phía nam tới miền Trung Việt Nam.

Trong thời kỳ này, các bộ lạc du mục phía bắc tăng cường cướp phá phía nam Hoàng Hà. Tình thế này buộc nhà nước của Đế Nghi và Kinh Dương Vương, rồi sau này là Đế Lai và Lạc Long Quân tăng cường vũ trang và liên minh với nhau chống giặc.

Khoảng năm 2750 tr.CN, những vùng đất ở tây bắc lục địa Đông Á như Tân Cương, Thanh Hải… dần dần bị sa mạc hóa, khiến những bộ lạc du mục Hoa tộc (các sử gia Tây phương gọi các giống du mục là Savage hay Barbarian, Rợ… tức là dân tộc dã man, mọi rợ, chưa khai hóa), chuyên chăn nuôi dê, cừu, heo, bò, ngựa… đang sống rải rác tại đây, phải đi tìm những đồng cỏ mới cho những đoàn gia súc của họ. Họ đưa thân tộc cùng với những đoàn gia súc, đầy tớ và đội quân bảo vệ, đi dọc theo nguồn bờ bắc sông Hoàng Hà, mà vào phía bắc Trung Hoa ngày nay. Họ đã gặp vùng đất cực bắc của nước Xích Thần và người nông nghiệp Bắc Miêu ở đó.

Du mục Hoa tộc sống thành từng bộ lạc gọi là Hậu. Mỗi Hậu có Hậu chủ là những ông chủ tham lam, hung bạo với những đội quân kỵ và bộ, chuyên lo việc xâm chiếm đất đai, trấn áp kẻ địch, bắt nô lệ và bảo vệ tài sản của Hậu chủ. Các nhóm du mục Hoa tộc thời kỳ này còn rất man rợ, mà về sau các giống Rợ Trung Á và Châu Âu cũng y hệt.

Rợ Hoa tộc cũng không nằm ngoài bản tính hung hăng, cường bạo, dã man của xã hội du mục. Trước vùng đất bạt ngàn, đồng lúa mênh mông… niềm mơ ước của họ, y hệt như dân Do Thái, khi rời khỏi Ai Cập, tiến vào đất Palestine. Điều đáng nói là trong khi lịch sử các nước kia, đã ghi lại sự vay mượn văn hóa của các dân tộc mà họ xâm lược, còn Trung Hoa thì thật là mỉa mai, họ lại viết ngược lại khi cho rằng nền văn hóa mang đâm dấu ấn nông nghiệp vùng Đông Á là do họ mang tới từ… hai sa mạc Tân Cương, Thanh Hải!!

Vua Đế Minh đã thấy được sự uy hiếp đó đối với khu vực địa đầu của đất nước. Ông muốn truyền ngôi thiên tử cho Lộc Tục là con thứ và là con rể của Long quân Hồ Động Đình ở phía nam Trường Giang (sông Dương Tử) nhằm dựa vào sức mạnh khu vực Hồ Động Đình để bảo vệ vùng đất phía Bắc. Nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh, không nhận.

Cuối cùng, vua Đế Minh chia lãnh thổ làm hai vùng. Từ sông Trường Giang trở lên Bắc, gọi là nước Xích Thần, phong cho Đế Nghi làm tự quân. Từ hồ Động Đình trở về Nam, gọi là nước Xích Quỷ, phong cho Lộc Tục làm vua, gọi là Kinh Dương Vương, với lời dặn: “Hai nước phải đoàn kết như keo sơn thì đất nước mới bền vững được”

Theo lời kể của Bác sĩ Trần Đại Sĩ, trưởng ban Nghiên cứu Phối hợp Đông Tây y tại Pháp, sau chuyến công tác y học ở nam Trung Hoa 1980, đã viết trên “Việt Nam đệ ngũ thiên niên kỷ” xuất bản tại Mỹ năm 1994 như sau: Hiện nay ở tả ngạn sông Tương Giang, trong dãy núi Quế Dương có một ngọn núi cao 179m mang tên là Thiên Đài Sơn, đỉnh tròn, sườn núi thoai thoải, có đường đi lên. Trên đỉnh có một ngôi miếu hoang phế, rêu phong, không người ở. Có một tấm bia cổ khắc chuyện vua Đế Minh phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ tại đấy. Ông cho biết, tại thư viện tỉnh Hồ Nam, ông được đọc một cuốn phổ viết từ thời nhà Đường, do Chu Minh Văn biên soạn, nói rõ chuyện vua Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ trên Thiên Đài Sơn và chuyện các quan nhà Đường khi được sai sang cai trị Lĩnh Nam, đã chung tiền xây ngôi miếu hoặc xuất tiền tu bổ ngôi miếu này. Mỗi lần như thế, họ tổ chức cúng tế linh đình để cầu xin Đế Minh  phù hộ cho họ được bình an cai trị dân Miêu ở chín quận đô hộ.

Vị trí nước Xích Thần (Bắc Miêu) nằm vắt ngang sông Hoàng Hà, trải dài xuống phía bắc châu thổ sông Dương Tử, với hàng vạn bộ tộc nông nghiệp chuyên canh lúa nước, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, chó, gà, vịt… trồng cây ăn trái, đánh bắt tôm, cá, mò nghêu, lượm sò… 

Xã hội Xích Thần theo truyền thống mẫu hệ, thanh bình, trù phú và hầu như chưa hề biết chiến tranh. Vị vua đương thời là Đế Lai, con Đế Nghi, cháu nội Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông Viêm Đế. Kinh đô nước Xích Thần đặt tại Sơn Đông vùng đất có ngọn núi Thái Sơn nổi tiếng, và  là vùng đất thuộc nước Lỗ sau này. Vào thời Chiến quốc, đất này sẽ là nơi sinh của đức Khổng Tử. Danh xưng vua của nước Xích Thần có ý nghĩa như đại tù trưởng, đại tiên chỉ. Sử gia Trung Hoa Tư Mã Thiên thì gọi vua nước Xích Thần là thiên Tử.  

Nói về sự khác biệt của xã hội Việt tộc và Hoa tộc sau này, Đại Việt Sử Ký Tiền Biên (ngoại kỷ quyển 1 tờ 9b) đã bình luận như sau: “Nước Nam về thời Lạc Hồng vua dân cùng cày, cha con cùng tắm, người và giống vật cùng ở nhà sàn. Ruộng Lạc điền theo nước triều lên xuống. Dân đời ấy cùng nhau vui vẻ chơi đùa ở trong cõi đất không rét không nóng. Người già rồi thì chết, người trẻ đến lúc già không biết gì đến việc đánh nhau. Có thể gọi là đời chí đức, gọi là nước cực lạc. Vua thì yên vui như tượng Phật. Dân thì vẽ mình làm ăn, không phiền nhiễu gì đến sưu thuế, không việc gì canh phòng. Vua dân thân nhau, dẫu vài nghìn năm cũng không thay đổi…”

Xã hội Việt tộc cổ là như vậy, nếu so với uy quyền của các vua du mục Hoa tộc sau này thì khác hẳn, quyền hành của các vị vua phong kiến hay chuyên chế của truyền thống du mục vốn rất bạo ngược, thuế má, sưu dịch nặng nề, chiến tranh chiếm đoạt liên miên lúc nào cũng sẵn sàng xảy ra…

Khoảng năm 2.720 tr.CN, có nhiều Hậu du mục Hoa tộc (mỗi Hậu như một bộ lạc có từ một tới vài vạn người) với những đàn gia súc đông đảo từ vùng Tân Cương, Thanh Hải (đang bị sa mạc hóa) du cư về phía Đông Nam. Các sử gia Tây phương gọi dân du mục trên thế giới là Savage, Barbarian tức là Rợ, có nghĩa là thành phần dã man, mọi rợ, chưa khai hóa.

Rợ Hoa tộc tấn công chiếm đoạt đất đai của nước Xích Thần, bắt dân Miêu Bắc làm nô lệ, cướp đoạt tài sản, hãm hiếp phụ nữ. Những toán kỵ binh và bộ binh hùng mạnh của họ xông vào các khu cư ngụ Miêu tộc như vào chỗ không người. Nhiều tù trưởng Miêu tộc quật cường tổ chức chống cự nhưng đều bị đánh bại.

 

Trước những đoàn quân thiện chiến, những đội kỵ binh hung hãn của rợ Hoa tộc, các bộ tộc Bắc Miêu thuộc nước Xích Thần thua liên tiếp nhiều trận phải rút về phía Nam sông Hoàng Hà. Nhiều đoàn rợ Hoa tộc nhân đà thắng lợi, họ vượt sông Hoàng Hà đánh tràn xuống phía Nam. Thế nước Xích Thần mỗi ngày một trở nên nguy ngập.

Để cứu nguy nước Xích Thần, vua Đế Lai đem công chúa Âu Cơ (một vị nữ tướng) về Nam, đến nước Xích Quỷ (Nam Miêu, Bách Việt) cầu viện binh đồng thời gả công chúa Âu Cơ cho vua Lạc Long Quân, con vua Kinh Dương Vương, cháu nội vua Đế Minh. Tổ chức xã hội Xích Quỷ giống xã hội Xích Thần, tuy nhiên đất nước Xích Quỷ thịnh vượng, dân cư đông đúc, giàu mạnh hơn. Lạc Long Quân họp dân quân 100 bộ tộc gọi là Liên Minh Xích Quỷ*, chia làm hai cánh, một cánh đặt dưới quyền chỉ huy của Long Quân, một cánh đặt dưới quyền chỉ huy của Công chúa Âu Cơ.

Chúng ta đã biết hai nhà nước nông nghiệp Xích Thần và Xích Quỷ thanh bình lâu đời, không có quân đội thường trực. Khi hữu sự, các vua thường góp dân quân từ các bộ tộc. Cuộc góp quân 100 bộ tộc nước Xích Quỷ năm 2704 Tr.CN là một cuộc tập họp đại quy mô khiến du mục Hoa tộc rất lo sợ (con số 100 có ý nói rất nhiều bộ tộc có dạng như nói: trăm họ, muôn dân…

Quân Liên Minh Xích Quỷ, theo vua Đế Lai tiến lên phía bắc, họp với tàn quân Xích Thần, lập thành một đạo binh rất lớn. Để chứng tỏ lòng quyết chiến, vua Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng, rồi dẫn đại binh tiến lên sông Hoàng Hà (sử Tàu ngạo mạn gọi cựu vương Đế Lai là Cổ Thiên tử Xi Vưu). Thấy quân binh Xích Thần được tiếp viện từ phương Nam tiến lên “đông vô số”, những Hậu du mục Hoa tộc ở phía nam sông Hoàng Hà vội vã rút lui. Họ lập phòng tuyến tại Trác Lộc, cách bờ bắc Hoàng Hà vài trăm dặm và cầu cứu các rợ du mục Hoa tộc khác.

Hội nghị các thủ lĩnh du mục họp ở Tân Trịnh, họ công kênh thủ lĩnh Hiên Viên họ Hữu Hùng Thị, một Hậu (bộ lạc) hùng mạnh nhất, lên làm cộng chủ các Hậu Hoa tộc. Cộng chủ liền lãnh đạo quân các Hậu kéo về Trác Lộc tổ chức ngăn chặn Liên Minh Xích Quỷ.

Quân Liên minh Xích Quỷ sơn mặt đỏ, rất đông, có tài xử dụng búa. Nhân khi sương mù dày đặc, họ ào ạt tấn công vào phòng tuyến du mục Hoa tộc rất dữ. Quân du mục bị đánh bất ngờ, hốt hoảng, hàng ngũ rối loạn, thoát chạy.

Trong nhất thời, quân du mục thua Liên minh Xích Quỷ. Tuy nhiên, nguyên lực quân sự của họ vẫn hùng mạnh. Chẳng bao lâu sau, cộng chủ Hiên Viên chế được “xa bàn” để định phương hướng, liền hội quân các Hậu, tổ chức phản công. Quân du mục vốn là những đạo quân chuyên nghiệp, được trang bị xa mã và kỵ binh. Họ có tài xử dụng cung và trường thương. Bộ binh thì to lớn, mặc áo da và đánh cận chiến bằng giáo dài và mã tấu

Quân Liên Minh Xích Quỷ là những nông dân mới tập họp, ô hợp, thiếu kinh nghiệm và vũ khí chiến đấu. Sau trận đầu toàn thắng, trở nên khinh địch, lơ là việc phòng bị. Đến khi quân du mục Hoa tộc, dùng xa bàn khống chế được sương mù và tấn công thì liên minh Xích Quỷ không chống nổi, hàng ngũ rối loạn, thua lớn. Vua Đế Lai lui quân về phía Đông, lập trại tại Bản Tuyền. Tại đây, hai bên lại đánh một trận lớn, quân Xích Quỷ lại bị thiệt hại nặng. Vua Đế Lai tử trận. Liên minh Xích Quỷ hoàn toàn tan vỡ..

Sách Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp thế kỷ 13 có nhắc việc: “Vua Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng, rồi lãnh đạo quân đội đánh nhau với Hiên Viên ở Bản Tuyền. Đế Lai thua trận bị giết”.  

Lạc Long Quân dẫn tàn quân theo bờ bắc sông Hoàng Hà, chạy ra hướng đông. Có lẽ nhà vua định lên cao nguyên Sơn Đông, kinh đô nước Xích Thần, nơi chưa bị xâm chiếm để cố thủ. Tuy nhiên quân Hoa tộc truy kích rất dữ, phải chạy ra biển Đông và mất tích*.

Kể từ đấy, nước Xích Thần mất hẳn vào tay du mục Hoa tộc.

Các bạn thân mến !

Sau khi nước Xích Thần ở phía Bắc sông Dương Tử bị các tộc du mục xâm lược là đến thời kỳ hình thành các vương quốc cổ của người Trung Hoa ở vùng Trung Nguyên, còn tại phía Nam sông Dương Tử  người Việt đã tạo nên vương quốc Văn Lang với sự lãnh đạo của các  chi nhành Hùng Vương.

Các chi nhánh Hùng Vương tiếp tục cai trị lãnh thổ miền Nam sông Dương Tử, tương ứng với vương quốc Xích Quỷ trong vòng 2000 năm. Rồi sau đó dưới áp lực của các vương triều gốc du mục ở phương Bắc, các vương quốc của người Việt lần lượt bị sụp đổ dần, và phải chịu sự đô hộ của nhà Tần, Hán trong một thời gian dài.   Cuối cùng sau bao thăng trầm người Việt chỉ còn giữ lại được phần cực Nam của lãnh thổ nước Văn Lang trong quá khứ.  

Mặc dù người Việt  đã bị mất phần lớn lãnh thổ cổ xưa vào tay các tộc người du mục là tổ tiên của các giống người Trung Quốc hiện đại sau này, nhưng có lẽ ký ức về những lãnh thổ thiêng liêng trong quá khứ vẫn còn hiện hữu trong tâm thức người Việt Nam rõ nét. Vậy nên người Việt Nam mới có câu ca dao

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con

Chương trình hôm nay đến đây là tạm dừng. Nếu các bạn thấy hay thì hãy đăng ký, chia sẻ và bấm chuông để nhận được các thông báo mới nhất nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các chương trình lần sau !

 

Monday, September 28, 2020

ĐA SỐ THỦ LĨNH KHMER ĐỎ LÀ NGƯỜI CAMPUCHIA GỐC HOA CÓ PHẢI LÀ SỰ TRÙNG HỢP ?

Do các vấn đề lịch sử, nên mối quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam rất phức tạp.

Trong thời phong kiến, các quốc gia láng giềng đều có xung đột, chiến tranh để tranh giành lãnh thổ, Việt Nam và Campuchia cũng không ngoại lệ.



Sau sự sụp đổ của đế quốc Chân Lạp, người Campuchia rơi vào cảnh nội chiến liên miên, rồi dần dần bị các nước láng giềng thôn tính. Trong đó Thái Lan và Việt Nam liên tiếp áp đặt ảnh hưởng của mình lên trên Campuchia.



Chính điều này đã tạo nên cảm giác hận thù sâu xa trong một bộ phận người Campuchia lên hai nước láng giềng của họ là Thái Lan và Việt Nam.

Và chính sự thù hận đó đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho cộng đồng người Việt, và rồi với chính cộng đồng người Campuchia bao gồm cả người Khmer, người Chăm và người Hoa.



Chỉ sau khi Việt Nam giúp đỡ Campuchia, và cũng là giúp chính mình thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer đỏ tàn bạo, thì mối quan hệ giữa hai quốc gia mới êm thấm trở lại, và ổn định cho tới hiện nay.



Tuy nhiên, gần đây khi thế hệ các nạn nhân của Khmer đỏ tàn ác, những người chịu mang ơn Việt Nam đã mất đi hoặc đã già yếu, thì thế hệ mới của Campuchia lại bắt đầu đi vào lối mòn quá khứ. Không phải tất cả, nhưng có một bộ phận khá nhiều giới trẻ Campuchia hiện nay đang hướng sự thù hận vào cộng đồng người Việt và đất nước Việt Nam.



Người trẻ tại Campuchia hiện nay có nhiều người không học được bài học trong quá khứ, khi họ đang tự biến mình trở thành công cụ hoặc con bài để các cường quốc xung quanh lợi dụng. Các đảng phái đối lập tại Campuchia đều ra sức thúc đẩy chủ nghĩa bài Việt, để tranh thủ lá phiếu của khối cử tri cực đoan, và làm con bài để gây sức ép lên chính phủ của thủ tướng Hunsen hiện tại.

May mắn là chính phủ Campuchia hiện nay vẫn đang được dẫn dắt bởi những con người đã trải qua thời kỳ Khmer đỏ, hiểu được sự tàn bạo của nó, có cảm tình với Việt Nam, và hiểu được hậu quả sẽ thảm khốc như thế nào nếu để chủ nghĩa cực đoan tại Campuchia trở thành công cụ cho các nước ngoại bang lợi dụng.



Có một điều trùng hợp mà có thể nhiều người không để ý, đó là hầu hết các lãnh đạo cao cấp của Khmer đỏ đều có gốc Hoa. Chúng ta hãy thử điểm qua thân thế của một số thủ lĩnh khét tiếng của Khmer đỏ nhé.

                                                                            Polpot 

Đầu tiên phải kể đến Polpot, Biệt danh là anh Cả Khmer Đỏ. Polpot ;à  một người Campuchia gốc Hoa, là lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ diệt chủng Khmer đỏ. Hắn ta là kẻ chủ mưu tàn sát dân tộc Campuchia và trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam, giết hại đồng bào Việt Nam tại biên giới. Ngày nay chế độ Khmer đỏ của hắn ta đã bị thế giới lên án là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1,7 triệu người Campuchia , khoảng 26% dân số nước này tại thời điểm đó.


                                                              Nuon chea

Tiếp theo là Nuon Chea, Biệt danh anh Hai Khmer Đỏ,  là một nhà chính trị và nhà tư tưởng Khmer Đỏ. Nuon Chea  là một người Campuchia gốc Hoa với  tên tiếng Hoa là hoặc là Lưu Bình Khôn (劉平坤 ).  Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền tại Campuchia, hắn ta giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội của nhà nước Campuchia Dân Chủ. Được biết đến là nhân vật quyền lực đứng thứ 2 trong hàng ngũ lãnh đạo Khmer Đỏ chỉ sau Pol Pot, Nuon Chea đã thi hành những chính sách tàn bạo, cũng như ra lệnh thanh trừng và xử tử nhiều cán bộ cao cấp khác của Khmer Đỏ tại nhà tù S21 như Hu Nim, Ney Sarran, Keo Meas hay Vorn Vet...vv.


                                                         Ieng Sary

Tiếp theo là Ieng Sary, Biệt danh anh Ba Khmer Đỏ, là Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng dưới thời Khmer Đỏ. Hắn ta được coi là nhân vật số 3 của Khmer Đỏ  chỉ sau Pol Pot và Nuon Chea. Hắn ta có cha là người Khmer và mẹ là người Hoa.  Ieng Sary sinh năm 1925, tên thật là Thạch Rẹm (có lúc gọi là Kim Trang), con Thạch Trân - một địa chủ giàu có ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ieng Sary học ở Phnom Penh và Hà Nội trong thời kỳ Pháp thuộc,  rồi sau đó được du học ở Pháp. Ông Phùng Bá Thọ, nguyên cán bộ phòng tư liệu Đài truyền hình TP.HCM, ngày đó là sinh viên tại Pháp, nhớ lại: với danh nghĩa là sinh viên Việt Nam Ieng Sary đã được các sinh viên người Việt Nam ở Paris giúp đỡ ăn uống và bênh vực nhiều lần.

Trong thời gian Khmer Đỏ còn cầm quyền, Ieng Sary dụ dỗ nhiều trí thức Campuchia đã bỏ chạy ra nước ngoài quay về rồi sát hại.


                                                              Tamok

Tiếp theo là Ta Mok (1926-2006) có biệt danh là " Đồ Tể " hoặc Biệt danh anh Tư . Tamok cũng là một người Campuchia gốc Hoa với tên gọi là Tháp Mạc (塔莫 ), tên lúc nhỏ là Thiết Xuân (切春).  Khi nắm chức vụ tổng tư lệnh quân đội, Tamok đã đóng vai trò chủ đạo trong một loạt vụ thanh trừng nội bộ và gây ra nhiều vụ thảm sát.


                                                           Khieu Samphan

Một lãnh đạo Khmer đỏ gốc Hoa khác là Khieu Samphan, với biệt danh anh Năm. Khieu Samphan  có tên tiếng Hoa là  là Kiều Sâm Phan (乔森潘 ). Trong thời gian Khmer Đỏ cầm quyền, Khieu Samphan với vai trò là Chủ tịch nước đã ủng hộ các chính sách xóa bỏ trường học, tiền tệ, phật giáo cũng như xua đuổi người dân thành thị về nông thôn... Chỉ trong bốn năm Khmer Đỏ cầm quyền khoảng 1,7 triệu người Campuchia đã chết vì bị bỏ đói, lao động cưỡng bức, bị tra tấn và bị hành quyết.

                                                          Khang Khek Ieu

Một nhân vật khét tiếng khác của Khmer đỏ là Khang Khek Ieu hay tên gọi khác là Khương Khắc Du, là chỉ huy của lực lượng an ninh nội địa (Santebal), và cũng là một người Campuchia gốc Hoa. Hắn ta từng giữ chức giám đốc cựu nhà tù Tuol Sleng (nhà tù S-21), nơi hàng ngàn người bị giam giữ, tra tấn, rồi giết hại.

Năm 1999, Khương Khắc Du bị bắt và giam giữ trong một nhà tù của quân đội Campuchia. Tháng 7 năm 2010, Tòa án xét xử tội ác diệt chủng ở Campuchia (ECCC) đã buộc tội Khương Khắc Du phạm tội ác chống lại loài người, xử phạt tù giam 35 năm.

Ngày 3/2/2012, trong phán quyết phúc thẩm cuối cùng, Tòa án xét xử tội ác Khơme Đỏ (ECCC) đã nâng mức án thành tù chung thân đối với Khương Khắc Du.

Các bạn thân mến !

Không chỉ người Việt, mà ngay cả bản thân người Khmer, người Chăm và người Hoa cũng là nạn nhân của chế độ diệt chủng Khmer đỏ.

Chính chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kết hợp với sự xúi giục của các thế lực ngoại bang đã gây nên thảm cảnh cho hàng triệu người dân Campuchia và Việt Nam vô tội.

Ngày nay giới trẻ Campuchia cần phải học lại bài học quá khứ, để tranh rơi vào vết xe đổ mà họ đã mắc phải trong các thời kỳ trước.

Người Khmer, người Việt, người Hoa và nhiều dân tộc khác đã cùng nhau khai phá đất đai của vùng đất mà ngày trước thuộc về vương quốc Phù Nam của các giống người Mã Lai Nam Đảo bản địa.

Các dân tộc này đã cùng nhau chung sống hòa bình trong nhiều thời kỳ. Và cho đến hiện nay, xu thế hợp tác, hòa bình cùng nhau thịnh vượng là một xu thế không thể đảo ngược.

Bất cứ thế lực nào mong muốn chia rẽ sự đoàn kết của các dân tộc trong Đông Nam Á vì mục đích bá quyền của họ chắc chắn sẽ phải chịu thất bại.

 

 

 

 

 

Friday, September 25, 2020