VÌ SAO NGƯỜI HOA HÁN CỔ ĐẠI CÓ ĐÔI MẮT TI HÍ, XẾCH NGƯỢC LÊN ? Thái Tử Sin TV Wednesday, December 9, 2020 1 Comment


Khi nói về người Hoa Hán và người Việt, nhiều người sẽ lấy lý do một ngàn năm Bắc thuộc ra để cho rằng người Việt đã bị người Hoa Hán đồng hóa. Điều này không chỉ bị người Trung Quốc mà còn bị nhiều người biết nói tiếng Việt nhầm tưởng.

Tuy nhiên khi nhìn vào những bức tranh, bức tượng khắc họa hình ảnh của người Hoa Hán cổ đại, cùng với thực tế lịch sử thì điều này lại hoàn toàn không đúng.

Vậy điều gì là khác biệt nhất giữa người Hoa Hán và người Việt cổ đại. Câu trả lời nằm ở chính đôi mắt, nơi được coi là cửa sổ của tâm hồn.

Người Việt cổ đại đa phần có đôi mắt to tròn, hai mí, trong khi qua các khắc họa người Hoa Hán cổ đại đa phần có đôi mắt ti hí và xếch ngược lên.

Vậy tại sao người Hoa Hán lại có đôi mắt đặc trưng như vậy ?

Điều này là hoàn toàn có thể lý giải được dựa trên quá trình thiên di và điều kiện sinh sống khác biệt của chủng người Hoa Hán.

Cách nay 40 000 năm, tổ tiên của người Hoa Hán khi thiên di  đến bờ bắc sông Hoàng Hà do chọn lọc tự nhiên đã loại trừ gần hết gene hai mí vốn phổ biến khắp nhân loại.

Địa hình bằng phẳng ngút mắt trên con đường thiên di yêu cầu phải giảm kích thước mắt, vừa để nhìn rõ mục tiêu hơn, vừa hạn chế tia cực tím từ ánh mặt trời chiếu thẳng vào nhãn cầu, vì địa bàn có ít vật che chắn như cây cao, rừng rậm…

Trong khi đó ở chiều ngược lại, các bộ tộc Bách Việt do săn bắt hái lượm trong rừng nhiệt đới hoặc ôn đới mênh mông không thể có đôi mắt nhỏ, một mí, nếu không sẽ bị thú dữ ăn thịt hoặc chết đói đến tuyệt chủng.

Ở giai đoạn này, nhóm người Hoa Hán cổ đại đã bắt đầu chăn nuôi các đàn gia súc lớn, cưỡi ngựa rong ruổi khắp nơi nên đàn ông có xu hướng chân ngắn, lưng và tay dài.

Vào giai đoạn sau, du mục Hoa tộc sống thành từng bộ lạc gọi là Hậu. Mỗi Hậu có Hậu chủ là những ông chủ tham lam, hung bạo với những đội quân kỵ và bộ, chuyên lo việc xâm chiếm đất đai, trấn áp kẻ địch, bắt nô lệ và bảo vệ tài sản của Hậu chủ. Các nhóm du mục Hoa tộc thời kỳ này còn rất man rợ, mà về sau các giống Rợ Trung Á và Châu Âu cũng y hệt.

Khoảng năm 2750 tr.CN, những vùng đất ở tây bắc lục địa Đông Á như Tân Cương, Thanh Hải… dần dần bị sa mạc hóa, khiến những bộ lạc du mục Hoa tộc chuyên chăn nuôi dê, cừu, heo, bò, ngựa… đang sống rải rác tại đây, phải đi tìm những đồng cỏ mới cho những đoàn gia súc của họ. Họ đưa thân tộc cùng với những đoàn gia súc, đầy tớ và đội quân bảo vệ, đi dọc theo nguồn bờ bắc sông Hoàng Hà, mà vào phía bắc Trung Hoa ngày nay.

Rợ Hoa tộc cũng không nằm ngoài bản tính hung hăng, cường bạo, dã man của xã hội du mục. Trước vùng đất bạt ngàn, đồng lúa mênh mông  niềm mơ ước của họ, y hệt như dân Do Thái, khi rời khỏi Ai Cập, tiến vào đất Palestine. Điều đáng nói là trong khi lịch sử các nước kia, đã ghi lại sự vay mượn văn hóa của các dân tộc mà họ xâm lược, còn Trung Hoa thì thật là mỉa mai, họ cho rằng nền văn hóa mang đặc điểm nông nghiệp vùng Đông Á là do họ mang tới từ lối sống du mục ở hai sa mạc Tân Cương và Thanh Hải.

Lịch sử có thể bị người Hoa Hán sửa đổi để nhằm mục tiêu đồng hóa của họ, tuy nhiên những di chỉ khảo cổ còn sót lại hiện nay đã nói lên những điều ngược lại.

Đặc biệt những điểm khác nhau về nhân dạng đã nói lên sự khác biệt căn bản về nguồn gốc và hình thái sinh sống từ thuở ban đầu của 2 đại chủng  du mục Hoa Hán và nông nghiệp Bách Việt.

Dù người Hoa Hán có tìm cách sửa đổi thế nào, thì những dấu hiệu về quá trình thiên di hàng nhiều ngàn năm cũng sẽ không một sớm một chiều mà thay đổi.

Hiện nay trong các bộ phim điện ảnh người Trung Quốc thường đem các diễn viên có nhân dạng của người Bách Việt, Tân Cương với đôi mắt to tròn hai mí lên màn ảnh, khiến người xem có hiểu nhầm về nhân dạng truyền thống của người Trung Hoa.

Vậy nên việc làm rõ sự khác biệt về mặt nhân dạng gốc giữa hai đại chủng Hoa Hán và Bách Việt sẽ giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn, thực tế hơn, từ đó phục vụ cho công tác học thuật được tốt hơn.

Và điều này cũng sẽ giúp xóa tan đi những nhầm tưởng về việc người Hoa Hán cổ đại với đôi mắt ti hí, xếch ngược lên đã đồng hóa người Bách Việt với đôi mắt to tròn, hai mí trong một ngàn năm đô hộ.

Thực tế những người Trung Quốc ngày nay đặc biệt ở phương Nam với đôi mắt hai mí, to tròn thì chắc chắn tổ tiên của họ ngày xưa phải là người Bách Việt đã bị Hán Hóa về tư tưởng.

Còn đa phần những người Trung Quốc còn lại thì trong quá trình lại tạo hàng ngàn năm với các giống dân nông nghiệp phương Nam đặc biệt với đại chủng Bách Việt thì đã cho ra chủng dân mới với đôi mắt không còn xếch lên và ti hí như thuở ban đầu.

Tuy nhiên dấu vết về đôi mắt Hoa Hán đặc trưng đó vẫn còn trong xã hội Trung Quốc hiện đại chứ không phải là đã biến mất hoàn toàn.

 

 

 

 

by Thái Tử Sin

Chào mừng các bạn đến với kênh website Thái Tử Sin TV. - $$$ DONATE: Mọi ủng hộ tài chính để phát triển kênh Thái Tử Sin TV vui lòng gửi tới tài khoản Techcombank: 19021947007023 - Chủ TK: Nguyen Thi Lang

Theo dõi trên các nền tảng khác Twitter | Facebook | Google Plus

1 comment :