Cái bá khí của tổ tiên người Việt khi hiên ngang xưng đế đối chọi với Trung Quốc Thái Tử Sin TV Friday, May 15, 2020 2 Comments


Trước khi người Trung Quốc xua quân xuống xâm lược lãnh thổ Bách Việt, thì từ thời kỳ các vua Hùng, người Việt chúng ta vẫn là chủ nhân của một cõi phía Nam sông Trường Giang, nên tước hiệu đế hay vương không có sự phân biệt.
Hùng Vương

Nhưng khi đã có sự va chạm xung đột với người Trung Quốc, thì đã nảy sinh ra một vấn đề lớn. Đó là người Trung Quốc luôn coi họ là thiên tử, và coi các nước xung quanh như chư hầu, phải cống nạp, phục tùng họ. Và đặc biệt là chỉ vua Trung Quốc mới được xưng ngôi Hoàng Đế, còn vua các nơi khác chỉ được xưng tước vương, nếu ai làm trái lệnh thì sẽ bị thiên triều cất quân chinh phạt.
Ấy vậy mà vua chúa người Việt, mặc dù khi đó lãnh thổ và nhân lực đều đã bị suy giảm rất nhiều, nhưng mà vẫn cứ hiên ngang xưng ngôi vị Hoàng Đế trong suốt các thời kỳ phong kiến của mình.
Trong Bình Ngô Đại Cáo, cụ Nguyễn Trãi đã khái quát qua cái khí khái hiên ngang của tổ tiên người Việt như sau:
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Rõ ràng là trong con mắt của tổ tiên người Việt, chúng ta là là chủ nhân tối cao của Phương Nam, không phải là chư hầu mà phải thần phục bất cứ một thế lực nào cả.
Vào năm 1983, Người ta đã phát hiện được lăng mộ của Triệu Văn Đế , còn gọi là Triệu Hồ (趙胡), là vị vua thứ hai nhà Triệu nước Nam Việt, cháu nội của Triệu Đà, lên ngôi năm 137 TCN.
Ấn tín Hoàng Đế nhà Triệu  - Nam Việt

Tại đây có tìm được một chiếc ấn bằng vàng  khắc bốn chữ "文帝行璽"  Văn Đế hành tỷ kiểu tiểu triện âm văn, chỉ ra rằng đương thời ông tự coi mình sánh ngang với các Hoàng đế nhà Hán
Và trên thực tế thì đúng như cụ Nguyễn Trãi đã khẳng định, từ thời nhà Triệu, các vua chúa Việt Nam đều đã xưng đế đối chọi với nhà Hán. Và truyền thống này còn tiếp tục mãi cho đến sau này, tuy từng thời kỳ hình thức có sai biệt để phù hợp với hoàn cảnh.



Đầu thế kỉ thứ 6, nhà Lương đô hộ nước ta, một người anh hùng nước Việt là  Lý Bí đã dựng cờ khởi nghĩa và đánh đuổi được quân Trung Quốc ra khỏi bờ cõi. Vào năm 544, tháng giêng, ông tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức , lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Trong lịch sử thường gọi ông là Lý Nam Đế.

Từ khi họ Khúc giành lấy quyền tự chủ cho đến hết loạn 12 sứ quân,thì danh nghĩa Việt Nam khi đó vẫn chỉ là một phiên trấn của Trung Quốc với cái tên Tĩnh Hải quân, các nhà lãnh đạo Việt Nam thời tự chủ chỉ ở mức Tiết độ sứ cả trong nước và ngoại giao. Cho đến lúc Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán mới tự xưng Vương, tuy nhiên, nhà Ngô vẫn chưa đặt quốc hiệu.
Bấy giờ bên Trung Quốc cũng đang loạn to, chính quyền trung ương còn mải lo đánh dẹp nên chưa thể nhòm ngó xuống mạn cực nam, chỉ có nước Nam Hán kế cận thỉnh thoảng xung đột mà thôi. Đến thời nhà Đinh, đối với thần dân trong nước, các vua người Việt lại tiếp tục xưng ngôi hoàng đế và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, gặp lúc nhà Tống cũng mới chấm dứt cục diện Ngũ đại Thập quốc nên sai sứ sang sắc phong vua Đinh làm Giao Chỉ quận vương.
Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà TốngTrung Quốc đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được Trung Quốc xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà không thể sáp nhập bằng vũ lực. Mặc dù người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép vế khi nhường thiên mệnh cao hơn cho vua Trung Quốc. Tuy nhiên vua Việt vẫn có quyền xưng là thiên tử và vâng mệnh trời cai trị con dân nước Việt.

Người Việt còn khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam trị vì "Đế quốc phương Nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.
Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng năm móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt còn chính thức dùng các nghi thức đặc biệt chỉ có với vua Trung Quốc như lễ tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền tôn thờ các thần linh ở nước Việt.
Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng.

Có những vị vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ của vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc. Và ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.
Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt – Trung. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự ổn đinh truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu quân sự, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế.

Các bạn thân mến ! Việc phong vương cho các vua Việt của Trung Quốc biểu lộ rõ ràng thâm ý của vua Tàu coi đất Việt là một quận của Trung Quốc nên có quyền chỉ định viên chức đại diện. Nhưng việc Trung Quốc sắc phong cho các vua Việt Nam cũng chỉ là hình thực, chứ không có quyền lực trên thực tế. Khi liên lạc với các nước láng giềng hay đối với thần dân trong nước, các vua Việt thời nào cũng xưng hoàng đế.
Đây cũng là một nét rất đặc sắc trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Người Việt vì có diện tích và dân số nhỏ bé hơn rất nhiều nên đã phải nhún nhường chấp nhận hình thức phong vương giả này, hay nhiều người gọi là trong Đế ngoài Vương, để vừa giữ được nền hòa bình trước người hàng xóm khổng lồ, mà vẫn giữ được cái tâm thế của một nước có nguồn gốc, văn minh và văn hóa không hề thua kém người Trung Quốc, mà không muốn nói là đã từng vượt lên từ thời quá khứ.


by Thái Tử Sin

Chào mừng các bạn đến với kênh website Thái Tử Sin TV. - $$$ DONATE: Mọi ủng hộ tài chính để phát triển kênh Thái Tử Sin TV vui lòng gửi tới tài khoản Techcombank: 19021947007023 - Chủ TK: Nguyen Thi Lang

Theo dõi trên các nền tảng khác Twitter | Facebook | Google Plus

2 comments :