Tương quan lịch sử VIỆT NAM- TRUNG QUỐC và VIỆT NAM- CAMPUCHIA cơ bản là khác nhau Thái Tử Sin TV Monday, May 11, 2020 No Comment


Nhiều người thường đánh đồng các mâu thuẫn lịch sử giữa Việt Nam- Trung Quốc với Việt Nam- Campuchia, cho rằng nó là giống nhau. Để từ đó biện hộ cho những hành động cực đoan của các thành phần người Campuchia dân tộc chủ nghĩa đối với người Việt .
Những hành động cực đoan đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho cộng đồng người Việt tại Campuchia dưới nhiều giai đoạn, đặc biệt dưới các thời kỳ Lon nol hay Polpot lên lãnh đạo.
Tuy nhiên xét về mặt lịch sử cũng như hiện tại thì những nhận định này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì: Xét về mặt nguồn gốc cư trú: Người Việt vốn dĩ là cư dân bản địa tại khu vực phía Nam sông Dương Tử. Sau này dưới áp lực xâm lược của các triều đại người Trung Quốc tại khu vực sông Hoàng Hà mà đã phải mất phần lớn lãnh thổ nước Văn Lang cổ, chỉ còn giữ lại được một phần nhỏ phía Nam là nước Việt Nam hiện nay.
Vương quốc Văn Lang cổ

Nhưng người Khmer không phải là cư dân bản địa tại chính đất nước Campuchia và miền Nam Việt Nam hiện nay. Trước kia đây là vùng đất của vương quốc Phù Nam của các tộc người gốc Mã Lai Nam Đảo với nền văn hóa Óc Eo.
Vương quốc Phù Nam

Sau này người Khmer di cư tới vùng Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan lập ra vương quốc Chân Lạp, ban đầu là chư hầu của Phù Nam.  Sau Chân Lạp mạnh lên thì người Khmer đã xâm chiếm Phù nam vào thế kỷ thứ 7. Và cho tới ít nhất thế kỷ thứ 8 thì Phù Nam mới bị diệt vong hẳn.
Chân Lạp là chư hầu của Phù Nam

Thế kỷ thứ 9,10 vùng đất Campuchia và miền Nam Việt Nam lại thuộc quyền kiểm soát của Vương triều Sailendra (Hạ Liên Đặc Lạp) là một vương triều ở Trung Java (Indonesia ngày nay).
Vương quốc Sailendra

Do vùng đất mới rộng lớn, nên người Khmer ban đầu đã giành công sức phần lớn để khai thác vùng đất gốc là Lục Chân Lạp, nên chưa thể khai phá được vùng đất Thủy Chân Lạp. Khi người Việt và người Hoa di cư vào miền Nam từ khoảng thế kỷ 16,17 thì nhiều vùng đất tại Thủy Chân Lạp đều bỏ hoang, hoặc là rừng rậm đầy thú dữ, và người Việt cùng người Hoa đã cùng nhau khai phá các vùng đất hoang này.

Lại nói vào khoảng thế kỷ thứ 12, người Khmer đã có lúc xây dựng được cả một đế chế Khmer rộng lớn mà cho đến ngày nay họ vẫn rất tự hào. Nhưng ít ai biết rằng, chính đế chế Khmer đã từng cất quân để xâm chiếm vương quốc Đại Việt trước.
Đền Angkor wat

Dưới sự cai trị của một vị vua của Đế quốc Khmer tên là Suryavarman II, ông đã cho xây ngôi đền vĩ đại Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu. Người Khmer đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây của vương quốc Pagan (Myanma ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay.
Đế quốc Khmer

Sau khi xâm chiếm thành công bắc Champa, được đà thắng lợi, vua Suryavarman II quyết định xâm lược Đại Việt với một đội quân hùng hậu 10 vạn người, gồm cả quân Champa đã hàng, tiến đánh ra khu vực Hà Tĩnh. Tuy nhiên, Suryavarman II gặp phải dũng tướng nhà Lý là Tô Hiến Thành. Liên quân Khmer-Champa bị đánh tan tại Hà Tĩnh, vua đế quốc Khmer chết tại trận. Cũng chính nhờ sự kiện này mà Champa đánh đuổi được người Khmer ra khỏi miền bắc của họ vào năm 1150. Kể từ đó đế chế Khmer không dám đụng đến Đại Việt nữa.
Sau các thời kỳ chiến tranh liên miên, đặc biệt với người Chăm và người Thái thì đế quốc Khmer ngày càng suy yếu và cuối cùng đã tan vỡ thành nhiều tiểu quốc nhỏ. Đó cũng là thời điểm người Việt nam tiến, và người Thái vươn lên trở thành một cường quốc hùng mạnh tại Đông Nam Á. Người Thái từ địa vị bị người Khmer ức hiếp, bắt quy phục thì nay đã trở thành một dân tộc hùng mạnh và thường xuyên uy hiếp xâm chiếm trở lại người Khmer.
Quân đội Xiêm La

Vào đầu thế kỉ 17, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp (1618). Để chấm dứt việc thuần phục nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn tạo ra một thế lực và liên minh mới, đối trọng với nước Xiêm qua cuộc hôn nhân với công nữ Ngọc Vạn. Nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp (1660 - 1672). Trong lúc châu thổ sông Cửu Long gần như hoang vu, Batom Reachea cho người Việt định cư, được quyền sở hữu đất đai mà người Việt khai phá.  
Sau đó cả 2 nước Đại Việt và Xiêm La đều đã chọn Campuchia làm địa điểm tranh chấp chiến lược. Cả 2 đều đã lần lượt đặt quyền bảo hộ lên vương quốc này. Nếu giả sử không có sự tranh chấp của người Việt thì chắc chắn là người Thái cũng sẽ nuốt trọn được Campuchia.
Quân Xiêm La xâm chiếm Campuchia và miền Nam Việt Nam năm 1844

Sau này, đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, Pháp đã cắt lại rất nhiều vùng đất của Thái Lan và Việt Nam về lại cho phía Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, có những lúc người Việt định cư chiếm tới khoảng 60% dân số thủ đô của Campuchia.
Nhưng dưới chủ nghĩa bài Việt cực đoan, cộng đồng người Việt đã bị thảm sát và đàn áp dã man, và bị suy giảm rất nhiều , đặc biệt là dưới những thời kỳ lãnh đạo Campuchia có nguồn gốc Trung Quốc điển hình như Lon Nol, Polpot, Tamok, Nuon Chea,... Họ dựng lên nhiều câu chuyện phi lý nhằm hướng mũi rìu vào người Việt, và cho đến ngày nay vẫn được nhiều Đảng đối lập sử dụng.
Ấy vậy, mà dưới nạn diệt chủng của Khmer đỏ, thì chính người Việt đã đem quân đội vào để giải phóng nhân dân Campuchia ( bao gồm cả người Khmer, Hoa , Chăm, Việt...) thoát khỏi thảm cảnh những " cánh đồng chết" , bất chấp mọi áp lực vô cùng khốc liệt của các thế lực hùng mạnh lúc đó như Trung Quốc, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
Bộ Đội Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng


 Đến nay khi phiên tòa diệt chủng của khmer đỏ đã được lập ra, những kẻ thủ ác đã được luận tội, nhưng thế giới vẫn còn nợ người Việt Nam một lời xin lỗi. Ngày nay, lớp người già chịu ơn Việt Nam tại Campuchia đã mai một nhiều. Lớp trẻ lớn lên, không trải qua chiến tranh khổ cực, cay đắng lại bị tiêm nhiễm các luận điểm chủ nghĩa dân tộc cực đoan bài Việt được các thế lực ngoại bang yểm trợ và được các Đảng đối lập cổ súy.
Người dân Campuchia biết ơn bộ đội Việt Nam


Hy vọng rằng, những bài học quá khứ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Campuchia, cái suýt nữa đã tự tiêu diệt chính cả dân tộc của họ, sẽ là những hồi chuông cảnh tỉnh cho  kẻ nào còn có dã tâm muốn gây ra một cuộc chiến tranh tương tàn cho cả 2 dân tộc, phải suy nghĩ mà dừng lại. Đừng bao giờ rơi vào cái bẫy mà những kẻ ngoại bang bên ngoài đang giăng ra, như cái cách họ đã làm với cả 2 dân tộc trong thời kỳ Khmer đỏ.
Người  Việt, Hoa, Khmer đã bao đời nay cùng nhau sinh sống quần cư, hợp tác lao động sản xuất tại vùng đất mà trước kia thuộc về vương quốc Phù Nam của các cư dân gốc Mã Lai- Nam Đảo. Nay là vương quốc Campuchia và miền Nam Việt Nam. Ở Việt Nam, các dân tộc đặc biệt là người thiểu số luôn được quan tâm và giúp đỡ bằng nhiều chính sách, hy vọng người Việt tại Campuchia cũng được hưởng những chính sách nhân đạo như vậy.
Quan hệ Việt Nam – Campuchia phát triển sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân cả hai nước.
Mục tiêu là cùng nhau xây dựng một cồng đồng Asean hợp tác, phát triển và thịnh vượng.


by Thái Tử Sin

Chào mừng các bạn đến với kênh website Thái Tử Sin TV. - $$$ DONATE: Mọi ủng hộ tài chính để phát triển kênh Thái Tử Sin TV vui lòng gửi tới tài khoản Techcombank: 19021947007023 - Chủ TK: Nguyen Thi Lang

Theo dõi trên các nền tảng khác Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment