Trong cuộc chiến đó nổi bật hơn cả là nhân vật
Cao Biền, với những câu chuyện đầy bí ẩn được dân gian truyền lại.
Cao Biền (821 -887)
Cao Biền (821-887) người Bột Hải, sau ngụ
ở U Châu (ngoại thành Bắc Kinh ngày nay). Cha là Cao Nguyên, ông nội là Cao
Sùng Văn (một danh tướng chỉ huy cấm quân dưới thời Đường Hiến Tông – Lý Thuần).
Năm 865, sau khi đánh thắng quân Nam Chiếu, Cao Biền được Đường Hy Tông – Lý
Huyền phong cho làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ, cai quản cả Giao Châu và Quảng
Châu.
Vốn là một tông đồ tầm cỡ của Đạo giáo,
khi cai trị Giao Châu, trước ý chí quật cường của người Việt, bên cạnh việc
dùng sức mạnh quân đội cùng hệ thống cai trị vô cùng ngặt nghèo, Cao Biền còn
dùng sức mạnh “tâm linh” nhằm tiêu diệt
ý chí giành độc lập của dân tộc ta.
Cao Biền cưỡi diều giấy
Trong cuốn Việt Nam sử lược tác giả Trần Trọng
Kim viết: “Sử chép, Cao Biền khi làm Thái thú ở quận Giao Châu nổi danh với tài
phong thủy, thấy nước ta lắm huyệt đế vương, đã “cưỡi diều giấy đi trấn yểm khắp
đó đây, làm hại mất nhiều long mạch””
Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định
cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất
thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy
đem về cho trẫm xem”.
Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta
bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt,
có khí địa linh, thì đều yểm cả.
Cao Biền tìm cách phá phong thủy nước Nam
Cao Biền có phép thuật “tản đậu thành binh”,
nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu
vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một
người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra những hạt đậu đã
thành lính nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững. Vì thế mỗi khi
thấy người nào yếu sức, chân tay run rẩy, người ta sử dụng thành ngữ: “lẩy bẩy
như quân Cao Biền dậy non”
Tuy nhiên Cao Biền dù có tài giỏi cỡ nào thì cũng vẫn
phải chịu thua linh khí oai hùng của nước Việt ta.
Dân gian kể lại vào thời Đường Ý Tông thế
đất Cổ Pháp vượng quá. Bao nhiêu vì sao tinh tú trên trời đều chầu về. Quan nhà
Đường xem thiên văn, nhìn rõ, tâu lên vua nhà Đường. Năm 864 vua Đường Ý Tông,
nhân việc quan thiên văn báo cho biết thế đất Cổ Pháp và rằng An Nam sẽ có loạn
liền sai Cao Biền sang Giao Châu.
Đường Ý Tông ( 833 - 873 )
Khi đi, vua Đường dặn riêng với Cao Biền đại khái là Trưng thị là hai
người đàn bà mà làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đông Hán (25 - 220). Rồi đến Triệu
Ẩu (cách người Trung Hoa gọi Bà Triệu, nhằm ý miệt thị), Lý Bôn... làm cho ta vất
vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau này có biến.
Khanh đến đó, trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam
đi và vẽ địa đồ về cho trẫm.
Tuân lệnh vua Đường
khi đi qua đất Cổ Pháp, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của
Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm
ở Phù Chẩn để yểm.. Mục đích của Cao Biền là cản trở sự ra đời của đế vương tại
Việt Nam..
Bản đồ nhà Đường năm 742
Nhưng âm mưu thâm độc của vua Đường và Cao
Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan linh khí đế vương ở nước ta
đã bị một thiền sư thời ấy là ngài Đinh La Quý phá tan. Ngài La Quý là trưởng
lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp
hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ.Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương
diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên
sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương
lai.Trước khi mất, vào năm 936, ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn
dặn: “Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy,
biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt
sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn.
Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được
lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây hoa gạo.Cây
hoa gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối
liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế
ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”
Lý Thái Tổ (974 - 1028)
Về sau, quả nhiên đất này là nơi sản sinh ra
rất nhiều người tài giỏi. Nhiều vị anh hùng hào kiệt đã được nuôi dưỡng bởi
linh khí nơi này, trong đó có vị hoàng đế mà ngài La Quý đã báo trước là Lý
Công Uẩn. Ông mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên ông được
thiền sư Vạn Hạnh chỉ dạy và sau này lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Thái Tổ, mở ra
thời đại hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam.
Trong sách Việt Điện U Linh có
một giai thoại kể rằng: Khi Cao Biền đang cho đắp thành Đại La thì thấy trời đất
tối đen lại, một vị thần ngồi trên lưng rồng vàng lượn quanh thành mới đắp một
vòng. Y rất là run sợ, vội đem vàng và đồng đúc thành một tượng theo hình dáng
vị thần rồi dùng bùa để trấn yểm. Đêm đó, Cao Biền nằm mơ thấy vị thần ấy nói rằng:
Ta là thần Long Đỗ, tinh anh của khí thiêng sông núi nơi đây việc gì mà phải trấn
yểm. Sáng hôm sau, Cao Biền sai người đi xem lại những chỗ đã trấn yểm thì thấy
đồng sắt đều tan nát cả. Cao Biền sợ hãi lập đền Long Đỗ thờ thần ở trong
thành.
Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ
Cao Biền có một tà thuật rất tàn ác là bắt một
người con gái mười bảy tuổi chưa chồng, đem mổ bụng vứt ruột đi, rồi lấy cỏ bấc
nhồi vào, đoạn, mặc quần áo cho tử thi, đặt ngồi trên ngai. Y đem các thứ đó đến
huyệt định yểm, rồi tế bằng trâu bò và đọc thần chú. Hễ khi thấy tử thi động đậy,
tức là thần linh ở đấy đã nhập vào tử thi, là y dùng kiếm chém đầu để diệt, tức
là đã trừ yểm xong.
Khi
đến chân núi Tản Viên, y cũng làm như thế, vì biết ở đây có vị thánh bất tử
linh thiêng vào bậc nhất của nước Nam. Nhưng khi tế lễ, đọc thần chú, bắt
quyết, Biền thấy tử thi cứ trơ trơ ra chẳng cử động gì.
Đấy
chính lúc Thánh Tản Viên cưỡi ngựa trắng ngồi trên mây bay ngang qua, nhìn
thấy. Để tỏ ý khinh bỉ trò khôi hài của Biền, Ngài bèn nhổ xuống một bãi nước
bọt, rồi bỏ đi không thèm nói năng.
Núi Tản Viên
Cao
Biền thấy vậy cả sợ, bèn dẹp ngay thuật ma quỷ lại, rồi than rằng: “Linh khí
phương Nam không thể lường được. Vượng khí ở đây không bao giờ dứt. Ta phải về
thôi”.
Một số tài liệu khác lại
cho hay, Cao Biền là người nghiêm khắc, lạm dụng hình phạt, lạm sát cả người vô
tội. Năm 879, quân đội của Hoàng Sào từ bờ nam sông Hoàng Hà tiến về phía tây,
triều đình nhà Đường điều Cao Biền đến làm Hải Quân tiết độ sứ (ở Trấn Giang,
Giang Tô ngày nay). Quân Hoàng Sào ngày càng hung hãn khiến Cao Biền khiếp sợ.
Khi Quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Đường Hy Tông khẩn cấp điều Cao Biền đem
quân cứu giá, nhưng Cao Biền không tuân lệnh của vua Đường, dù đang có binh lực
trên 100.000 mà lại cát cứ một phương. Năm 882, nhà Đường bãi miễn Cao Biền.
Loạn Hoàng Sào
Về già, Cao Biền tin vào phép thuật, trọng dụng
thuật sĩ hòng làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài – Nam là Tất Sư Đạc rất
lo sợ. Năm 885, Cao Biền tạo phản. Năm 887, Cao Biền bị bắt làm tù nhân và bị
giết.
Lời bình của Thái Tử Sin: Các bạn thân mến ! Cao Biền là thầy phù thủy giỏi, nhưng vẫn không thể trấn yểm được linh khí nước Nam. Đủ để thấy anh linh nước Việt ta mạnh đến mức nào. Vào thời điểm đó, dù người Việt đã bị đồng hóa đến mức khốc liệt hàng ngàn năm, ấy vậy mà ý chí quật cường của dân tộc ta vẫn khiến kẻ thù phải run sợ.
Ngày nay, chúng ta đã có độc
lập, tự do, đã có trong tay cả một dải đất hình chữ S như gấm vóc lụa là, há
chi không thể đưa dân tộc ta vươn lên hùng cường. Chỉ cần người Việt đoàn kết một
lòng, thì không gì là không thể thực hiện được.
No Comment