Hồ Động Đình là vùng đất thiêng của người Việt thời cổ
đại. Đây không những là biên giới cổ phía Bắc của nhà nước Văn Lang thời Hùng
Vương, của nhà nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, mà đây còn là nơi cư ngụ của
Long Vương Động Đình Quân , theo truyền thuyết là ông ngoại của Lạc Long Quân,
quốc tổ nước Việt ta.
Hồ Động Đình
Theo Đại Việt sử ký toàn thư,
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của Viêm
Đế họ Thần Nông, đi tuần thú phương Nam
đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ
Nam, Trung
Quốc)
đóng lại đó rồi cưới con gái bà Vụ Tiên ,sau
đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục (祿續).
Sau Đế
Minh truyền
ngôi cho con trưởng là Đế
Nghi làm
vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương
Vương. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ và cai trị từ khoảng năm 2879
TCN . Địa
bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương Vương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử ,
phía nam tới nước Hồ Tôn , phía đông giáp Đông
Hải và
phía tây là Ba Thục (thuộc Tứ
Xuyên, Trung
Quốc ngày
nay).
Ông lấy con gái
vua hồ Động Đình tên là Thần
Long, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc
Long Quân
Như vậy theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân sinh tại Hồ
Động Đình , sau kết hôn với Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng và hình thành nên 100 bộ
tộc khác nhau gọi là Bách Việt.
Về địa lý, hồ Động Đình nằm phía đông bắc tỉnh Hồ
Nam - Trung Quốc, là hồ nước điều hòa tự nhiên của sông Dương Tử. Hồ có chiều rộng gần
3.000 km vuông. Vào mùa lụt, nước sông Dương Tử tràn vào phạm vi hồ, khiến diện
tích hồ tăng lên đến gấp hơn 6 lần gần 20.000 km vuông.
Các sứ giả Đại Việt đi Trung Quốc về thường kể: sóng
gió hồ Động Đình rất khó lường, thuyền bè qua lại rất khó khăn, duy chỉ có sứ
thuyền Đại Việt mỗi lần đến đó, khi đi sang phía Bắc thì gặp gió Nam, lúc trở về
phía Nam thì gặp gió Bắc, muôn lần không sai một. Cho nên thuyền bè công hay tư
của Trung Quốc, mỗi lần gặp sứ thuyền của ta đều ghé vào để đi cùng. Năm Mậu Thìn
đời Cảnh Hưng (1748), thám hoa Nguyễn Huy Oánh khi làm sứ có nhận xét rằng:” Ở
hồ Động Đình, thuyền bè của ta được thuận gió” có lẽ là chỉ vào việc đó.
Phạm Đình Hổ (1768-1839) là một nhà nho thời Lê vốn có
thói quen chịu khó tìm hiểu và ghi chép tường tận mọi chuyện. Trong Quần thư
tham khảo ông đã chép lại 3 truyền thuyết về mối liên hệ kỳ lạ giữa thần linh hồ
Động Đình với các sứ thần Việt Nam, theo ông là “những chuyện không thể lấy lẽ
thường mà xét đoán”.
Phạm Đình Hổ nhận xét: các bậc tiền bối của dân ta trước
thường là thần bên Trung Hoa, phần lớn là thần ở hồ Động Đình. Kinh Dương Vương
xưa lấy con gái vua hồ Động Đình mà sinh ra Lạc Long Quân, nên nước ta và vùng
hồ Động Đình đời đời là thông gia tốt với nhau …Thần và người vẫn có quan hệ
qua lại, dù núi sông cách biệt.
Trong cuốn “Lĩnh Nam Chích Quái”, “Việt Điện U Linh Tập”
những cuốn sách viết về những truyện ma quái, truyền thuyết, tập tục... và nguồn
gốc của người Việt xưa có chép nhiều chuyện liên quan đến Hồ động Đình . Sự kết
tập đó khiến cho vùng hồ Động Đình trở
lên linh thiêng và gẫn gũi hơn trong tâm thức người Việt.
Cũng chính trong “Lĩnh Nam Chích Quái”, “Việt Điện U
Linh Tập” viết rất chi tiết và cụ thể về nguồn gốc khởi thủy của tộc Việt và
quá trình hình thành nước Văn Lang.
Câu đối ở Lăng mộ Hùng Vương ở đền Hùng có ghi:
“Vân ám Động Đình Long chắc dạng
Nguyệt khuê Lĩnh Biểu Hạc qui tiên”.
Nguyệt khuê Lĩnh Biểu Hạc qui tiên”.
Nghĩa là:
“Mây phủ Động Đình Rồng xuất thế
Trăng soi Nghĩa Lĩnh Hạc quy tiên”.
Trăng soi Nghĩa Lĩnh Hạc quy tiên”.
Trong lời hát ru con từ xa xưa, những địa danh không
có trên đất Việt ngày nay đã tồn tại từ bao giờ:
“Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
…Bống bồng bông, bống bồng bông
Võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên”.
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
…Bống bồng bông, bống bồng bông
Võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên”.
Theo nhiều nghiên cứu lịch sử độc lập, nói chung đều
có suy đoán tương tự rằng, nguồn gốc nước Việt là từ Xích Quỷ, bao gồm nhiều tộc
Việt khác nhau sinh sống trải dài từ nam Trung Hoa ngày nay xuống Chiêm Thành.
Nhưng chủng tộc Việt hoàn toàn khác so với chủng Hoa Hạ, vì thế chúng ta không
có sự liên quan nào về nguồn gốc với người Trung Quốc ngày nay. Sau khi trải
qua rất nhiều cuộc chinh chiến với người Hoa Hạ ở phía bắc, các tộc Việt đã lui
dần xuống phía nam, mở rộng bờ cõi để dựng lập nên nước Việt Nam ngày nay trong
khi các tộc Việt khác đã bị thôn tính trở thành một phần của Trung Quốc.
Trong số hậu duệ của chủng Việt, không có quốc gia nào
còn giữ được tên “Việt” ngoại trừ dân tộc Việt Nam. Sau hàng nghìn năm thăng trầm,
sức sống bền bỉ, sáng tạo, dũng mãnh chống ngoại xâm, người Việt đã không hề bị
đồng hóa mà vươn mình về phía nam và phát triển cho tới ngày nay.
No Comment