Do các vấn đề lịch sử, nên mối quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam rất phức tạp.
Trong thời phong kiến, các quốc gia láng giềng đều có
xung đột, chiến tranh để tranh giành lãnh thổ, Việt Nam và Campuchia cũng không
ngoại lệ.
Sau sự sụp đổ của đế quốc Chân Lạp, người Campuchia
rơi vào cảnh nội chiến liên miên, rồi dần dần bị các nước láng giềng thôn tính.
Trong đó Thái Lan và Việt Nam liên tiếp áp đặt ảnh hưởng của mình lên trên
Campuchia.
Chính điều này đã tạo nên cảm giác hận thù sâu xa
trong một bộ phận người Campuchia lên hai nước láng giềng của họ là Thái Lan và
Việt Nam.
Và chính sự thù hận đó đã gây ra những hậu quả thảm khốc
cho cộng đồng người Việt, và rồi với chính cộng đồng người Campuchia bao gồm cả
người Khmer, người Chăm và người Hoa.
Chỉ sau khi Việt Nam giúp đỡ Campuchia, và cũng là
giúp chính mình thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer đỏ tàn bạo, thì mối quan hệ
giữa hai quốc gia mới êm thấm trở lại, và ổn định cho tới hiện nay.
Tuy nhiên, gần đây khi thế hệ các nạn nhân của Khmer đỏ
tàn ác, những người chịu mang ơn Việt Nam đã mất đi hoặc đã già yếu, thì thế hệ
mới của Campuchia lại bắt đầu đi vào lối mòn quá khứ. Không phải tất cả, nhưng
có một bộ phận khá nhiều giới trẻ Campuchia hiện nay đang hướng sự thù hận vào
cộng đồng người Việt và đất nước Việt Nam.
Người trẻ tại Campuchia hiện nay có nhiều người không
học được bài học trong quá khứ, khi họ đang tự biến mình trở thành công cụ hoặc
con bài để các cường quốc xung quanh lợi dụng. Các đảng phái đối lập tại
Campuchia đều ra sức thúc đẩy chủ nghĩa bài Việt, để tranh thủ lá phiếu của khối
cử tri cực đoan, và làm con bài để gây sức ép lên chính phủ của thủ tướng
Hunsen hiện tại.
May mắn là chính phủ Campuchia hiện nay vẫn đang được
dẫn dắt bởi những con người đã trải qua thời kỳ Khmer đỏ, hiểu được sự tàn bạo
của nó, có cảm tình với Việt Nam, và hiểu được hậu quả sẽ thảm khốc như thế nào
nếu để chủ nghĩa cực đoan tại Campuchia trở thành công cụ cho các nước ngoại
bang lợi dụng.
Có một điều trùng hợp mà có thể nhiều người không để
ý, đó là hầu hết các lãnh đạo cao cấp của Khmer đỏ đều có gốc Hoa. Chúng ta hãy
thử điểm qua thân thế của một số thủ lĩnh khét tiếng của Khmer đỏ nhé.
Đầu tiên phải kể đến Polpot, Biệt danh là anh Cả Khmer
Đỏ. Polpot ;à một người Campuchia gốc Hoa,
là lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ diệt chủng Khmer đỏ. Hắn ta là kẻ chủ mưu
tàn sát dân tộc Campuchia và trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây -
Nam, giết hại đồng bào Việt Nam tại biên giới. Ngày nay chế độ Khmer đỏ của hắn
ta đã bị thế giới lên án là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1,7 triệu
người Campuchia , khoảng 26% dân số
nước này tại thời điểm đó.
Nuon chea
Tiếp theo là Nuon Chea, Biệt danh anh Hai Khmer Đỏ,
là một nhà chính trị và nhà tư tưởng Khmer
Đỏ.
Nuon Chea là một người Campuchia gốc Hoa
với tên tiếng Hoa là hoặc là Lưu Bình
Khôn (劉平坤 ). Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền tại Campuchia, hắn
ta giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội của
nhà nước Campuchia Dân Chủ. Được biết đến là nhân vật quyền lực đứng thứ 2
trong hàng ngũ lãnh đạo Khmer Đỏ chỉ sau Pol
Pot,
Nuon Chea đã thi hành những chính sách tàn bạo, cũng như ra lệnh thanh trừng và
xử tử nhiều cán bộ cao cấp khác của Khmer Đỏ tại nhà tù S21 như Hu
Nim,
Ney Sarran, Keo Meas hay Vorn Vet...vv.
Ieng Sary
Tiếp theo là Ieng Sary, Biệt danh anh Ba Khmer Đỏ, là
Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng dưới thời Khmer
Đỏ.
Hắn ta được coi là nhân vật số 3 của Khmer Đỏ chỉ sau Pol
Pot và Nuon
Chea.
Hắn ta có cha là người Khmer và mẹ là người Hoa. Ieng Sary sinh năm 1925, tên thật là Thạch Rẹm
(có lúc gọi là Kim Trang), con Thạch Trân - một địa chủ giàu có ở xã Lương
Hòa,
huyện Châu Thành, tỉnh Trà
Vinh.
Ieng Sary học ở Phnom
Penh
và Hà
Nội trong
thời kỳ Pháp
thuộc, rồi sau đó được du học ở Pháp.
Ông Phùng Bá Thọ,
nguyên cán bộ phòng tư liệu Đài truyền hình TP.HCM,
ngày đó là sinh
viên tại Pháp, nhớ lại: với danh nghĩa là sinh viên Việt
Nam Ieng Sary đã được các sinh viên người Việt Nam ở Paris giúp đỡ ăn uống và
bênh vực nhiều lần.
Trong thời gian Khmer Đỏ còn cầm quyền, Ieng Sary dụ dỗ
nhiều trí thức Campuchia đã bỏ chạy ra nước ngoài quay về rồi sát hại.
Tamok
Tiếp theo là Ta Mok (1926-2006)
có biệt danh là " Đồ Tể " hoặc Biệt danh anh Tư . Tamok cũng là một
người Campuchia gốc Hoa với tên gọi là Tháp Mạc (塔莫 ),
tên lúc nhỏ là Thiết Xuân (切春).
Khi nắm chức vụ tổng tư lệnh quân đội, Tamok
đã đóng vai trò chủ đạo trong một loạt vụ thanh trừng nội bộ và gây ra nhiều vụ
thảm sát.
Khieu Samphan
Một lãnh đạo Khmer đỏ gốc Hoa khác là Khieu Samphan, với biệt danh anh Năm. Khieu Samphan có tên tiếng Hoa là là Kiều Sâm Phan (乔森潘 ). Trong thời gian Khmer Đỏ cầm quyền, Khieu Samphan với vai trò là Chủ tịch nước đã ủng hộ các chính sách xóa bỏ trường học, tiền tệ, phật giáo cũng như xua đuổi người dân thành thị về nông thôn... Chỉ trong bốn năm Khmer Đỏ cầm quyền khoảng 1,7 triệu người Campuchia đã chết vì bị bỏ đói, lao động cưỡng bức, bị tra tấn và bị hành quyết.
Khang Khek IeuMột nhân vật khét tiếng khác của Khmer đỏ là Khang
Khek Ieu hay tên gọi khác là Khương Khắc Du, là chỉ huy của lực lượng an ninh nội
địa (Santebal),
và cũng là một người Campuchia gốc Hoa. Hắn ta từng giữ chức giám đốc cựu nhà tù Tuol Sleng (nhà
tù S-21), nơi hàng ngàn người bị giam giữ, tra tấn, rồi giết hại.
Năm 1999,
Khương Khắc Du bị bắt và giam giữ trong một nhà tù của quân đội Campuchia.
Tháng 7 năm 2010,
Tòa án xét xử tội ác diệt chủng ở Campuchia (ECCC) đã buộc tội Khương Khắc Du phạm tội ác chống lại loài người,
xử phạt tù giam 35 năm.
Ngày 3/2/2012, trong phán quyết phúc thẩm cuối cùng,
Tòa án xét xử tội ác Khơme Đỏ (ECCC) đã nâng mức án thành tù chung thân đối với
Khương Khắc Du.
Các bạn thân mến !
Không chỉ người Việt, mà ngay cả bản thân người Khmer,
người Chăm và người Hoa cũng là nạn nhân của chế độ diệt chủng Khmer đỏ.
Chính chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kết hợp với sự xúi
giục của các thế lực ngoại bang đã gây nên thảm cảnh cho hàng triệu người dân
Campuchia và Việt Nam vô tội.
Ngày nay giới trẻ Campuchia cần phải học lại bài học
quá khứ, để tranh rơi vào vết xe đổ mà họ đã mắc phải trong các thời kỳ trước.
Người Khmer, người Việt, người Hoa và nhiều dân tộc
khác đã cùng nhau khai phá đất đai của vùng đất mà ngày trước thuộc về vương quốc
Phù Nam của các giống người Mã Lai Nam Đảo bản địa.
Các dân tộc này đã cùng nhau chung sống hòa bình trong
nhiều thời kỳ. Và cho đến hiện nay, xu thế hợp tác, hòa bình cùng nhau thịnh vượng
là một xu thế không thể đảo ngược.
Bất cứ thế lực nào mong muốn chia rẽ sự đoàn kết của
các dân tộc trong Đông Nam Á vì mục đích bá quyền của họ chắc chắn sẽ phải chịu
thất bại.
No Comment