Thương chiến Mỹ - Nhật ( 1980-1990 ) : Hoa Kỳ triệt hạ kinh tế đồng minh khi lợi ích bị đe dọa Thái Tử Sin TV Friday, September 18, 2020 No Comment


Vào những năm 1980, sau thời kỳ phát triển bùng nổ nền kinh tế Nhật Bản đã vươn lên vị trí số 2 thế giới. Và với cái đà phát triển này của “ đất nước mặt trời mọc”,  nhiều người Mỹ lúc đó lo ngại nguy cơ đất nước của họ sẽ bị soán ngôi vị bá chủ thế giới.

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản thậm chí đã qua mặt Mỹ trong thập niên 1980. Mỹ phải “ cay đắng” nhìn Nhật Bản trở thành nhà cung cấp chip lớn nhất thế giới.

Nhiều bài báo được đăng tải có nội dung cảnh báo về "quá trình Nhật hóa nước Mỹ" khi các doanh nghiệp Nhật mạnh tay thâu tóm nhiều công ty và thương hiệu nổi tiếng của Mỹ. Các nhà lập pháp và chuyên gia phân tích cũng khuyến cáo về thâm hụt thương mại gia tăng giữa hai nước.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đánh giá Nhật Bản là mối đe dọa kinh tế lớn nhất đối với Mỹ thời đó. Chính quyền Washington còn cáo buộc Tokyo ăn cắp bí mật công nghệ Mỹ, bán phá giá sản phẩm tại thị trường Mỹ

Mặc dù là mối quan hệ đồng minh, nhưng đứng trước tình hình lợi ích kinh tế bị xâm phạm, Mỹ đã quyết định có hành động để “ kiềm chế” cũng như triệt tiêu “ sự phát triển kinh tế thần kỳ” của Nhật Bản.

Hôm nay các bạn hãy cùng kênh Thái Tử Sin TV đi tìm hiểu xem Hoa Kỳ đã làm như thế nào nhé !

Sau khi Tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền vào năm 1981, Mỹ bắt đầu gây sức ép lên Nhật Bản đòi hỏi nước này phải mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ và giảm thâm hụt thương mại giữa 2 nước.

Dù Nhật đồng ý với các biện pháp từ Washington, trong đó có giới hạn số lượng xe nhập khẩu vào Mỹ, tâm lý hoảng loạn về sức mạnh thương mại của Nhật Bản vẫn gia tăng. Các nhà lập pháp từ cả lưỡng đảng Mỹ yêu cầu chính quyền Reagan phải hành động quyết liệt hơn.

Bằng cách thông qua dự luật kêu gọi tiến hành những động thái đáp trả cứng rắn về thương mại với Nhật Bản, Robert Packwood, chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ lúc bấy giờ, hứa sẽ cho Tokyo nếm mùi "ăn miếng trả miếng".

Trong giai đoạn 1976 - 1989, Mỹ đã tiến hành 20 vụ điều tra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản vào Mỹ, tương tự những gì chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thực hiện với hàng hóa Trung Quốc, không chỉ ở lĩnh vực ô tô, mà còn bao gồm thép, viễn thông, dược, chất bán dẫn và nhiều hàng hóa khác.

Trong bối cảnh này, Chính phủ Nhật Bản đã nhường bước và đồng ý hàng loạt các điều kiện “tự kiểm soát” đối với hàng hóa xuất khẩu của mình.

Năm 1985, Mỹ áp thuế 100% lên thiết bị bán dẫn của Nhật Bản. Một năm sau, trong thỏa thuận bán dẫn kéo dài 5 năm với Mỹ, Nhật Bản đồng ý giám sát giá hàng xuất khẩu, tăng nhập khẩu từ Mỹ, chấp nhận để Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ giám sát.

Cũng vào năm đó, 5 quốc gia - Mỹ, Tây Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản, đã kí hiệp định Plaza, nhất trí giảm tỉ giá đồng Đô la so với đồng Yên và đồng Mark của Đức. Với hiệp định này, đồng yên đã tăng giá 88% so với đồng USD trong giai đoạn 1985 - 1988, theo số liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Điều này đã khiến xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh và giảm thâm hụt của nước này với các nước.

Vào năm 1987, Washington đã nâng thuế nhập khẩu lên 100% đối với số hàng hoá trị giá 300 triệu đô la của Nhật Bản, qua đó ngăn hàng hoá của nước này tiếp cận thị trường Mỹ.

Các biện pháp này nhanh chóng phát huy hiệu quả. Ngay khi đồng Yên bắt đầu tăng giá, hàng hoá Nhật Bản trở nên ngày một đắt đỏ, qua đó khiến các nước quay lưng lại với sản phẩm của nước này.

Các nỗ lực của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản nhằm duy trì tỉ giá đồng Yên ở mức thấp đã tạo nên tình trạng bong bóng trên thị trường chứng khoán, sự sụp đổ của thị trường này sau đó đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào thời kì khủng hoảng và rơi vào "1 thập kỉ mất mát" với tình trạng kinh tế đình trệ kéo dài suốt thập niên 1990.

Sau các hành động “ trừng phạt của Hoa Kỳ” thì  "Tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Nhật Bản gần như đã ngừng lại vào nửa đầu năm 1986"

Vào năm 1991,  thỏa thuận bán dẫn 5 năm lần thứ 2 Hoa Kỳ- Nhật Bản được công bố

Trong đó, Nhật Bản đồng ý tăng gấp đôi thị phần của Mỹ tại Nhật Bản, lên 20%. Ngoài ra, từ năm 1989, Nhật Bản phải hỗ trợ bằng sáng chế bán dẫn cho Mỹ.

Trong khi đó, chính phủ Mỹ tăng cường nỗ lực giúp các doanh nghiệp nước mình phát triển công nghệ chip, đồng thời đưa ra các quy tắc bảo vệ ngành chip nội địa.

Đến năm 1996, cả Nhật Bản và Mỹ không thể cùng hòa giải về thị phần. Tình hình thị trường năm đó cũng có nhiều thay đổi khi các doanh nghiệp Mỹ trở nên rất mạnh về công nghệ vi xử lý, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan vươn lên thành đối thủ của Nhật Bản. Đánh mất vị thế đứng đầu ngành công nghiệp bán dẫn, Nhật Bản buộc phải tăng cường hợp tác với châu Âu.

Tất cả các đòn tấn công “ kinh tế” của Mỹ cuối cùng đã có tác dụng và đã gây ra hậu quả nặng nề cho Nhật Bản cho tới tận ngày nay.  

Sau thời kì kinh tế "bong bóng" 1986-1990, từ năm 1991, kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2%. Đặc biệt, từ năm 1997, và nhất là từ đầu năm 1998, kinh tế Nhật Bản bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp đạt con số kỷ lục (5,5% tháng 12 năm 2002). Năm 1997, GDP bị giảm 0,7%, năm 1998 GDP Nhật  lại giảm tiếp 1,8%.

Vào năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lại một lần nữa khiến kinh tế Nhật bị suy thoái, GDP bị giảm 5% trong năm 2009. Trong giai đoạn 2010 - 2017, kinh tế Nhật thoát khỏi suy thoái nhưng vẫn chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình 0,5 - 1% mỗi năm.

Hiện nay, kinh tế Nhật Bản còn phải đối mặt với một thách thức mới là tình trạng già hóa dân số khiến lực lượng lao động bị thiếu hụt. Trong tương lai 10 năm tới, kinh tế Nhật Bản nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng rất chậm (khoảng 1% mỗi năm), khó có thể tăng tốc nhanh hơn.

Các bạn thân mến !

Trong cuộc thương chiến Mỹ - Nhật thập niên 1980-1990, Mỹ đã áp đảo Nhật Bản và cuối cùng đã giành chiến thắng.

Những phản ứng của Nhật Bản là rất yếu ớt, không như Trung Quốc hiện nay, khi họ bị buộc phải chấp nhận làm theo các yêu cầu của Mỹ.

Điều này là do sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, phải phụ thuộc vào Mỹ cả về kinh tế và chính trị, dẫn đến việc khó có thể đàm phàn một cách công bằng với Mỹ.

Hy vọng qua câu chuyện về “ thương chiến Mỹ Nhật” các bạn có thể rút ra cho mình bài học về câu chuyện lợi ích quốc gia, cũng như có cái nhìn chính xác hơn về mối quan hệ địa chính trị giữa các nước trên thế giới.

 

by Thái Tử Sin

Chào mừng các bạn đến với kênh website Thái Tử Sin TV. - $$$ DONATE: Mọi ủng hộ tài chính để phát triển kênh Thái Tử Sin TV vui lòng gửi tới tài khoản Techcombank: 19021947007023 - Chủ TK: Nguyen Thi Lang

Theo dõi trên các nền tảng khác Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment