Chào mừng các bạn đang đến với kênh Thái Tử Sin TV !
Các bạn thân mến !
Độc lập tự do không phải là món quà mà kẻ
thù ban phát cho chúng ta. Độc lập tự do đã được dân tộc Việt Nam giành lại bởi
biết bao mồ hôi, xương máu của các vị anh hùng tiền nhân nước Việt.
Nhiều người Việt Nam với tâm lý “ ngây
thơ” hoặc “ cố tình ngây thơ” cho rằng không cần phải đấu tranh và đổ xương máu
thì người Pháp cũng sẽ trả lại độc lập tự do cho dân tộc ta, dù họ đã đô hộ nước
ta tới cả gần 100 năm. Nhiều người khác lại tỏ ra tiếc nuối khi cho rằng “
chúng ta đã đánh đuổi cả một nền văn minh”
Khoan hãy nói chuyện cách nay hơn 100 năm,
các bạn hãy cùng kênh Thái Tử Sin TV nói câu chuyện hiện tại để xem “ nền văn
minh Pháp mà họ mơ ước” đang hành xử như thế nào với các nước châu Phi nhé !
Năm 1958, Khi nhà lãnh đạo Sékou Touré của
Guinea quyết định giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp, thì tầng lớp chóp bu ở Paris đã rất tức giận, và
trong cơn thịnh nộ, chính quyền Pháp ở Guinea đã phá hủy tất cả mọi thứ tại đất
nước này vốn đại diện cho những gì họ gọi là những lợi ích từ chế độ thực dân Pháp.
Ba ngàn người Pháp rời khỏi đất nước, cùng với
tất cả tài sản của họ và phá hủy bất cứ thứ gì không thể chuyển đi được: trường
học, nhà trẻ, các tòa nhà hành chính công bị phá sập; xe ô tô, sách vở, thuốc
men, dụng cụ nghiên cứu, máy kéo đã bị nghiền nát và phá hoại; ngựa, bò trong
các trang trại đã bị giết chết, và thực phẩm trong nhà kho đã bị đốt cháy hoặc
bị đầu độc.
Mục đích của các hành động này là để gửi
một thông điệp cứng rắn cho các nước thuộc địa khác về hậu quả sẽ rất khủng khiếp
nếu họ tìm cách giành độc lập từ Pháp.
Và đúng như ý định của Pháp, nỗi sợ hãi
đã từ từ lan tỏa trong tầng lớp ưu tú của châu Phi, và không ai sau sự kiện
Guinea có đủ can đảm để làm theo tấm gương của Sekou Touré, người có câu khẩu
hiệu: "Chúng tôi thích sự tự do trong đói nghèo hơn là sự giàu có
trong chế độ nô lệ."
Sylvanus Olympio, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Togo, một quốc gia nhỏ bé ở
phía tây châu Phi đã tìm thấy một giải pháp trung hòa đối với nước Pháp.
Ông không muốn Pháp tiếp tục thống trị nước
mình nên đã từ chối ký hiệp ước thuộc địa tiếp theo do Tổng Thống Pháp khi đó
là De Gaule đề xuất, nhưng đồng ý trả một món nợ hàng năm cho Pháp cho cái gọi
là lợi ích Togo đã có từ chế độ thực dân Pháp. Đó là điều kiện duy nhất để
người Pháp không tàn phá đất nước trước khi họ rời đi. Tuy nhiên, số tiền ước
tính của Pháp là quá lớn khi mức bồi thường cho cái gọi là "khoản nợ thuộc
địa" chiếm gần 40% ngân sách quốc gia vào năm 1963.
Tình hình tài chính của đất nước Togo mới
độc lập là rất không ổn định, do đó, để có thể ra khỏi tình trạng này, Olympio
quyết định rút khỏi hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA (đồng franc cho các
thuộc địa của Pháp ở châu Phi), và phát hành đồng tiền riêng.
Ngày 13 tháng 01 năm 1963, ba ngày sau khi đồng tiền
chính thức của đất nước bắt đầu được in, một nhóm lính dưới sự giật dây của
Pháp đã giết chết vị tổng thống dân cử đầu tiên của châu Phi mới giành được độc
lập. Olympio đã bị giết bởi Gnassingbe, một cựu sỹ quan quân đội Lê dương Pháp, người được cho là đã nhận
được số tiền thưởng 612 đô-la từ lãnh sự quán Pháp tại địa phương khi hoàn
thành nhiệm vụ này.
Giấc mơ của Olympio là xây dựng một quốc gia
độc lập, tự chủ và tự lực cánh sinh. Nhưng người Pháp không thích ý tưởng này.
Ngày 30 tháng 6 năm 1962, Modiba Keita, tổng thống đầu tiên của
nước Cộng hòa Mali, quyết định rút khỏi hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp FCFA, vốn
đã được áp dụng đối với 12 quốc gia châu Phi mới độc lập. Đối với vị tổng thống
Mali này, người vốn am hiểu về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, rõ ràng là hiệp
ước thuộc địa mở rộng với Pháp là một cái bẫy, một gánh nặng cho sự phát triển
đất nước.
Ngày 19 Tháng 11 năm 1968, giống như Olympio, Keita
đã là nạn nhân của một cuộc đảo chính được thực hiện bởi một cựu lính Lê dương
Pháp khác, trung úy Moussa Traoré.
Thực tế là trong thời kỳ hỗn loạn của các cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi khỏi chế độ thực dân châu Âu, Pháp đã
liên tục sử dụng nhiều cựu binh Lê dương để thực hiện các cuộc đảo chính chống
lại các tổng thống dân bầu:
Ngày 1 Tháng 1 năm 1966, Bokassa, một cựu
binh Lê dương Pháp đã thực hiện một cuộc đảo chính chống lại David Dacko, Tổng
thống đầu tiên của nước Cộng hòa Trung Phi.
Ngày 3 tháng 1 năm 1966, Maurice Yaméogo, Tổng
thống đầu tiên của nước Cộng hòa Upper Volta, nay là Burkina Faso, là nạn nhân
của một cuộc đảo chính thực hiện bởi Lamizana, một cựu binh Lê dương Pháp, người
đã chiến đấu trong quân đội Pháp ở Indonesia và Algeria.
Vào ngày 26 Tháng 10 năm 1972, Mathieu
Kérékou, một vệ sỹ của Hubert Maga, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa
Benin, đã tiến hành một cuộc đảo chính, ngay sau khi hắn ta được tham dự các
khóa học tại các trường quân sự của Pháp trong những năm 1968-1970.
Trên thực tế, trong suốt 50 năm qua, có tổng
cộng 67 cuộc đảo chính xảy ra tại 26 quốc gia ở châu Phi, mà 16 nước trong số
đó là những nước cựu thuộc địa của Pháp, có nghĩa là 61% các cuộc đảo chính xảy
ra ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp.
Các con số này đã chứng minh, Pháp sẽ không
bao giờ chịu từ bỏ quyển lợi của mình tại các nước thuộc địa cũ một cách dễ
dàng.
Tháng 3 năm 2008, cựu Tổng thống Pháp
Jacques Chirac đã nói:
"Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ trượt xuống thứ hạng của một nước ở thế giới
thứ ba"
Người tiền nhiệm của Chirac, cựu tổng thống François
Mitterand đã dự đoán từ năm 1957 rằng:
"Nếu không có châu Phi, Pháp sẽ không có lịch sử trong thế kỷ 21"
Đọc đến đây thôi thì không biết những
người đã cho rằng cha anh chúng ta không cần đổ máu xương mà thực dân Pháp vẫn
sẽ “ tự nguyện” trả lại độc lập tự do cho Việt Nam sẽ nghĩ như thế nào ?
Nhưng mà đó vẫn chưa phải là hết. Chế độ thực
dân Pháp sau “thảm bại nhục nhã trước Việt Minh tại trận chiến Điện Biên Phủ”, thực chất là chưa biến mất, mà nó chỉ chuyển từ
hình thái cũ sang một hình thái mới tinh
vi hơn.
Cho tới hiện tại 14 quốc gia châu Phi vẫn
bị Pháp ép buộc, trong một hiệp ước thuộc địa, phải đưa 85% dự trữ nước ngoài của
họ vào ngân hàng trung ương Pháp dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Pháp. Cho đến bây giờ, Togo và khoảng 13 quốc gia châu Phi khác vẫn phải trả
"khoản nợ thuộc địa" cho Pháp. Lãnh đạo châu Phi nào từ chối sẽ bị giết
hoặc là nạn nhân của những cuộc đảo chính. Ai vâng lời sẽ được Pháp thưởng công
với một cuộc sống xa hoa trong khi người
dân của châu Phi vẫn phải chịu đựng cảnh nghèo đói cùng cực, và tuyệt vọng.
Đây đích thực là một hệ thống “ thực dân kiểu
mới” tàn bạo mà nước Pháp vẫn chưa sẵn sàng để từ bỏ khi nó đã đem về cho
nước Pháp khoảng 500 tỷ đô-la Mỹ từ châu Phi cho tới nay, dù phải chịu nhiều chỉ
trích của cộng đồng quốc tế.
Chúng ta thường lên án các nhà lãnh đạo
châu Phi tham nhũng và chỉ phục vụ lợi ích cho phương Tây, nhưng điều đó có
nguyên nhân sâu xa của nó. Họ cư xử như vậy bởi vì họ sợ bị giết hoặc sợ trở
thành nạn nhân của các cuộc đảo chính. Những
bài học bi thảm trong quá khứ khiến nhiều nhà lãnh đạo Châu Phi chùn bước trong
việc đem lại công bằng và lợi ích thực sự cho đa số người dân của họ. Thay vào
đó họ chọn cách im lặng trong một cuộc sống giàu sang, xa hoa , để các nước
phương Tây “ bóc lột” Châu Phi, mặc cho dân chúng châu Phi đang rên xiết trong
nghèo đói và bạo lực.
Năm 1958, lo sợ về hậu quả thảm khốc của việc
lựa chọn độc lập, giáng xuống từ nước Pháp, vị tổng thống đầu tiên của nước
Sénégal Leopold Senghor tuyên bố:
"Sự lựa chọn của người dân Senegal là độc lập; nhưng họ chỉ muốn nó trong
sự hữu hảo với nước Pháp, chứ không có trong sự bất hòa."
Từ đó về sau Pháp chỉ chấp nhận một "nền độc lập trên giấy" cho các
thuộc địa của mình, nhưng với điều kiện các nước này phải ký kết "Hiệp
ước Accords", mô tả chi tiết mối quan hệ của họ với Pháp.
Sau đây kênh Thái Tử Sin TV xin gửi tới
các bạn nội dung chính 11 điều của bản hiệp ước thuộc địa kể từ năm 1950, cái
đã trói buộc các nước châu Phi mãi mãi với “ nền văn minh Pháp” mà một bộ phận
người Việt Nam đã ca tụng.
Điều khoản số 1 quy định các quốc gia châu
Phi mới được "độc lập" phải trả tiền cho cơ sở hạ tầng đã được Pháp
xây dựng trong thời gian thuộc địa.
Điều khoản số 2 quy định các nước châu
Phi phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào ngân hàng trung ương Pháp.
Pháp hiện đang giữ ngân khố dự trữ quốc gia của mười bốn nước châu Phi kể từ
năm 1961 bao gồm Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger,
Senegal, Togo, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, CH Congo, Equatorial Guinea
và Gabon .
Theo các nhà phân tích thì việc chi phối
chính sách tiền tệ của các quốc gia khác thực chất là một hình thức xâm lược rất
tinh vi mà các nước đế quốc đang áp dụng.
Hơn 80% dự trữ nước ngoài của các nước châu
Phi được gửi vào "tài khoản giao dịch" dưới sự kiểm soát của Kho bạc
Pháp. Và trên thực tế bản thân các nước cũng không biết, và cũng không được biết,
có bao nhiêu dự trữ ngoại hối đang giữ bởi Kho bạc Pháp thuộc về họ.
Ước tính, hiện Pháp đang nắm giữ gần 500
tỷ đô-la Mỹ của các nước châu Phi trong ngân quỹ của mình, và sẽ làm bất cứ điều
gì để chống lại bất cứ ai muốn minh bạch hóa khoản tiền này.
Pháp hiện chỉ cho phép các nước châu Phi
tiếp cận 15% số tiền mỗi năm. Nếu họ cần nhiều hơn thế, họ phải vay thêm tiền từ
Kho bạc Pháp với lãi suất thương mại.
Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói về số tiền của các quốc gia châu Phi trong
các ngân hàng Pháp như sau “ "Chúng ta phải thành thật, và thừa nhận rằng
một phần lớn số tiền trong ngân hàng chúng ta có được là từ việc khai thác lục
địa châu Phi"
Điều thứ 3 quy định Pháp được quyền mua
đầu tiên bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên nào được tìm thấy trong các nước cựu thuộc địa. Chỉ sau khi Pháp
nói "Tôi không quan tâm", thì các nước châu Phi mới được phép để
tìm kiếm các đối tác khác.
Điều thứ 4 quy định trong các hợp đồng của chính
phủ cựu thuộc địa, các công ty của Pháp phải được xem xét ưu tiên đấu thầu trước.
Khi họ từ bỏ thì mới được tìm đối tác
khác. Do vậy, rất nhiều ngành kinh tế trọng
điểm của các cựu thuộc địa đều ở trong tay của người Pháp.
Ví dụ, tại Bờ biển Ngà, các công ty Pháp sở hữu và kiểm soát tất cả các dịch vụ
tiện ích lớn như nước, điện, điện thoại, giao thông, bến cảng và các ngân hàng
lớn, cũng như các ngành thương mại, xây dựng, nông nghiệp.
Điều khoản thứ 5 quy định Pháp được độc
quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo cho các cán bộ quân sự các nước cựu
thuộc địa.
Thông qua các “học bổng” và “trợ cấp”,
các quốc gia cựu thuộc địa châu Phi phải gửi sĩ quan quân đội cấp cao của họ đến
đào tạo ở Pháp hoặc các cơ sở đào tạo của Pháp. Nhờ đó, Pháp luôn duy trì được
hàng trăm, thậm chí hàng ngàn "nội gián" trong bộ máy quân sự cấp cao của các nước châu Phi. Bộ phận “ nội
gián” này sẽ được kích hoạt khi cần thiết cho một cuộc đảo chính hay bất kỳ mục
đích nào khác của nước Pháp.
Điều khoản thứ 6 quy định Pháp được quyền
triển khai quân đội và can thiệp quân sự vào các nước cựu thuộc địa để bảo vệ lợi
ích của Pháp.
Điều này tương tự như một "Hiệp định quốc
phòng" thuộc khối Hiệp ước Thuộc địa Pháp. Pháp có quyền hợp pháp để can
thiệp quân sự vào các nước châu Phi, cũng như đóng quân vĩnh viễn trong các căn
cứ trên lãnh thổ các nước này.
Khi Tổng thống Laurent Gbagbo của Bờ
Biển Ngà tìm cách để kết thúc việc khai thác thuộc địa bất bình đẳng trên nước
mình, Pháp đã tổ chức một cuộc đảo chính. Trong suốt quá trình để lật đổ
Gbagbo, xe tăng, trực thăng vũ trang và lực lượng đặc biệt của Pháp đã can thiệp
trực tiếp vào cuộc xung đột, bắn vào thường dân và giết nhiều người.
Sau khi thực hiện cuộc đảo chính thành công
và chuyển giao quyền lực cho Alassane Outtara, Pháp đã yêu cầu chính phủ
Bờ Biển Ngà phải bồi thường cho cộng đồng doanh nghiệp Pháp về những tổn thất
trong cuộc nội chiến.
Điều khoản thứ 7 quy định tiếng Pháp là
ngôn ngữ chính thức của quốc gia và là ngôn
ngữ cho giáo dục.
Một tổ chức phổ biến văn hóa và ngôn ngữ
của Pháp gọi là "Cộng đồng Pháp ngữ" đã được xây dựng ở các nước cựu
thuộc địa với nhiều chi nhánh khác nhau và chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Pháp.
Điều khoản thứ 8 quy định các nước cựu thuộc địa châu Phi có nghĩa vụ phải sử dụng hệ thống tiền tệ thuộc
địa Pháp FCFA.
Đây thực sự là con bò sữa để làm giàu cho nước
Pháp. Và bất chấp mọi lời lên án của Liên minh châu Âu thì Pháp vẫn không chịu
từ bỏ hệ thống xấu xa này, cái đã đem lại 500 tỷ USD cho kho bạc nước Pháp cho
tới nay. Khi đồng Euro bắt đầu được khởi xướng tại châu Âu, các nước châu Âu
phát hiện ra hệ thống bất bình đẳng này của Pháp, đặc biệt là các nước Bắc Âu
đã bàng hoàng và đề nghị Pháp bỏ hệ thống này nhưng không thành công.
Điều khoản thứ 9 quy định các nước cựu
thuộc địa châu Phi phải có nghĩa vụ gửi cho Pháp dự trữ và cân đối thu chi hàng
năm. Nếu nước nào không có báo cáo thì sẽ không có tiền.
Điều khoản thứ 10 quy định các nước cựu thuộc địa châu
Phi không được phép gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào khác trừ khi được sự
cho phép của Pháp.
Điều khoản thứ 11 quy định các nước cựu thuộc
địa châu Phi phải có nghĩa vụ liên minh với Pháp trong hoàn cảnh chiến tranh
hay khủng hoảng toàn cầu.
Các bạn thân mến !
Không phải ngẫu nhiên mà cho tới tận
ngày nay các nước châu Phi vẫn chìm đắm trong khủng hoảng, đói nghèo và chiến tranh.
Chủ nghĩa thực dân vẫn chưa chấm dứt
hoàn toàn mà nó chỉ chuyển sang một hình thái mới tinh vi hơn.
Các nước châu Phi đã phải trả thuế thuộc địa
cho nước Pháp trong vòng hơn 50 năm qua, và nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế
này thì họ sẽ vẫn phải trả thuế thuộc địa trong 100 năm hay lâu hơn nữa, tôi
cũng không biết được.
Cái giá của độc lập và tự do là không hề
nhỏ. Và khi bạn đang có được độc lập tự do thì chớ có bao giờ được quên công ơn của hàng triệu các anh hùng
liệt sĩ đã đổ xương máu để các bạn có được cơ đồ như ngày hôm nay !
No Comment