Một số người Việt Nam hiện nay tỏ ra khá mơ hồ về chủ đề Bách Việt, cái có liên quan rất lớn tới lịch sử thuở xưa của dân tộc ta.
Điều này bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó đa
phần xuất phát từ việc các triều đại Trung Quốc từ xưa tới nay luôn dùng mọi
cách để hủy hoại cổ thư của người Việt và áp đặt Hán sử với tư tưởng xuyên tạc
lên trên chúng ta.
Một số người cho rằng người Việt Nam
không liên quan gì tới Bách Việt, còn một số người khác lại cho rằng chúng ta
chỉ là dòng giống Lạc Việt, và cũng không có mối liên hệ gì tới các nhóm Bách
Việt kia.
Còn cá nhân tôi đã nhấn mạnh nhiều lần,
người Việt Nam hiện nay chính là hậu duệ của các nhóm tinh hoa Bách Việt ưu tú
nhất và có tư tưởng kháng Hán mạnh nhất
Nếu đã từng ghé qua các diễn đàn lịch sử của
Trung Quốc, chắc hẳn các bạn từng thấy họ tranh luận rôm rả về chủ đề người
Bách Việt, cũng như về Việt Nam.
Người Trung Quốc không phủ nhận về lịch sử tồn
tại của Bách Việt, nhưng đa phần họ đều cho rằng người Bách Việt là một dân tộc
không văn minh và lạc hậu hơn tổ tiên người Hán. Điều này đều bắt nguồn từ Hán sử khi đã có chủ trương coi tổ tiên người Trung Quốc
như là trung tâm của văn minh Đông Á, trong khi áp đặt các dân tộc khác xung
quanh bao gồm cả người Bách Việt chỉ là man, di, mọi, rợ.
Điều này có đúng không ?
Tôi khẳng định đây là sự xuyên tạc của tổ
tiên người Trung Quốc với các dân tộc khác. Điển hình là việc Hán sử đã nói dối
về người Bách Việt như là một tộc người lạc hậu và phải chờ người Hán đến để
khai hóa. Trong khi thực tế lại cho ra kết quả ngược lại.
Chính Khổng Tử, vị thầy muôn đời của người Trung Quốc cũng đã phải thừa nhận người
Bách Việt là một tộc người quân tử và nhân nghĩa, là chủ nhân sáng tạo của nền
văn minh lúa nước đầy nhân bản và trí tuệ.
Trong sách Trung Dung có ghi lại lời giảng của
Khổng Tử với Tử Lộ rằng “ Độ lượng bao dung, ôn hòa giáo hóa, không báo thù kẻ
vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam. Người Quân tử ở đấy. Mặc giáp cưỡi ngựa,
xông pha giáo mác, đến chết không chán,
đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường bạo ở đấy”
Thái Sử công đời Hán là Tư Mã Thiên cũng nhận định “ Việt tuy gọi là man di,
nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy”
Nhìn qua lịch sử cũng thấy, người Hán luôn tự
vỗ ngực xưng danh là trung tâm của văn minh, ấy vậy mà trong hành động thì luôn
ngược lại. Bản chất tham tàn và bạo ngược của một giống dân có nguồn gốc du mục
khiến họ luôn khao khát bành trước và dám làm những việc trái với luân thường đạo
lý. Ngay cả tới thời hiện tại cũng như vậy, họ dám vẽ bản đồ đường lưỡi bò để
làm cái cớ xâm chiếm phần lớn biển Đông, cái chưa bao giờ thuộc chủ quyền trong
lịch sử cũng như hiện tại của Trung Quốc.
Trong kinh Xuân Thu, Khổng Tử đã ghi lại
bao nhiêu trường hợp cha con giết
nhau, cướp vợ của nhau, anh em dâm loạn,
bề tôi và vua chúa tàn sát lẫn nhau
trong giới quý tộc Trung Hoa.
Trong khi ngược lại ở nền văn minh Bách Việt
thì anh em còn nhường ngôi cho nhau, không tranh giành. Theo Đại Việt Sử Ký
Toàn Thư, vua Đế Minh nguyên là cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông. Trong một lần
đi tuần phương nam, ông đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh
ra Lộc Tục. Vua Đế
Minh thấy Lộc Tục thông minh lanh lợi định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không
chịu nên ông đã chia đất nước làm 2 phần lấy sông Dương Tử làm giới tuyến, phía
bắc giao cho Đế Nghi còn phía nam giao cho Lộc Tục gọi là nước Xích Quỷ, tước hiệu là Kinh Dương Vương.
Chính vì vậy, mà trong Kinh Thi, với Thiên Chu Nam và Chiêu Nam, Khổng
Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ của
phương Nam và vị vạn thế sư biểu của Bắc Tộc
đã học hỏi từ đó rất nhiều, và sau đó đem áp dụng, đặt để ra những quy
luật xã hội cho các giống dân phương Bắc.
Những thành tựu về khảo cổ học gần đây càng củng cố thêm cho luận điểm người Bách Việt là một giống dân rất văn minh khi chính tổ tiên chúng ta là chủ nhân của những sáng tạo văn hóa rất đặc sắc như nền văn hóa Trống Đồng Đông Sơn hay nền văn hóa Ngọc Lương Chử tuyệt mỹ.
Một dân tộc man di, sơ khai thì không
bao giờ có thể sáng tạo được những nền
văn hóa kỳ vĩ và đầy trí tuệ như vậy. Tất cả những ghi chép của Hán Sử về người
Bách Việt trong quá khứ đều nhằm mục đích xuyên tạc và tẩy não để con cháu người
Việt sau này quên đi gốc gác tổ tiên, và quên đi nền văn minh trong quá khứ của
mình đã vĩ đại đến như thế nào, hoặc giả nếu họ còn nhớ thì cảm thấy xấu hổ mà
không dám nhận mình là con cháu của người Bách Việt.
Thực ra người Hán xuyên tạc về người Bách Việt
là cũng có lý do của họ. Bởi vì nguồn gốc tổ tiên của người Hán vốn dĩ là các tộc
người du mục ở cao nguyên Thanh Tạng, đến chiếm cứ vùng Thiểm Tây rồi từ đó chiếm
lĩnh Trung Nguyên. Ở đó họ đã bắt gặp các nhóm tộc người bản địa văn minh hơn.
Lòng tham và sự bạo ngược vốn là bản chất
của các nhóm tộc người du mục cộng thêm điều kiện sinh sống khắc nghiệt đã khiến
họ có dã tâm xâm chiếm bằng được các nhóm tộc người bản địa vốn hiền hòa và chỉ
quen làm nông nghiệp. Do vậy để có thể khuất phục được các nhóm người đó thì tổ
tiên người Hán không có cách nào khác hơn là phải xuyên tạc và bôi nhọ họ, để hậu
duệ sau này mất ý chí chiến đấu, mất khả năng phản kháng,và từ đó thần phục hoặc
đồng hóa thành người Hán.
Và trên thực tế người Hán đã gần như đồng hóa thành công, ít nhất là trong tư tưởng với một bộ phận lớn con cháu người Bách Việt, chỉ còn xót lại mỗi trường hợp người Việt Nam là họ không thành công. Điều này cũng lý giải cho việc không đời vua chúa Trung Hoa nào chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam. Vì họ muốn xóa hoàn toàn hai chữ Bách Việt trong tâm thức của mọi người, và từ đó đường đường chính chính chiếm giữ nền văn minh và văn hóa Bách Việt, cái vốn dĩ không thuộc về họ.
Điển hình như khi nhà Minh xâm lược Đại
Việt thành công thì họ ngay lập tức tìm cách tiêu hủy văn hóa và cổ thư của người
Việt.
Ngay năm 1406, khi phát binh đánh Đại Việt, Minh Thành Tổ đã ban sắc viết:
Khi binh lính vào nước Nam, trừ các kinh Nho gia, kinh Phật, đạo Lão không thiêu hủy.
Ngoài ra, tất cả sách vở, văn tự cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân
gian, hay sách dạy trẻ con học… đều đốt hết. Phàm những văn bia do Trung Quốc dựng
từ xưa thì đều phải giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả,
một chữ không để sót
Năm 1407, Minh Thành Tổ ra chiếu lệnh thứ hai nhằm hủy diệt văn hóa triệt để hơn:
Nhiều lần trẫm đã bảo các ngươi, phàm An Nam có văn tự gì, kể cả các
câu hát dân gian,… các bia dù dựng lên một mảnh, hễ nom thấy là phá hủy hết. …
Sách vở do quân lính bắt được phải ra lệnh đốt luôn, chớ được lưu lại
Sự hủy diệt đó khiến Ngô Sĩ Liên, nhà sử học chứng kiến những sự kiện này than rằng:
Giáo mác đầy đường đâu cũng thấy quân
Minh cuồng bạo. Sách vở cả nước thành một đống tro tàn.
Năm 1418, nhà Minh còn
sai Hạ Thanh và Hạ Thì sang thu gom các loại sách ghi chép về sự tích xưa của người Việt đưa
về Trung Quốc
Chưa hết, nhà Minh còn tìm cách bắt tất cả
người tài của Đại Việt để đưa về phục dịch, trong số đó có Nguyễn An chính là tổng
công trình sư và cũng là một trong 4 kiến trúc sư trưởng của tử cấm thành Bắc
Kinh sau này.
Rõ ràng là người Trung Quốc luôn sợ việc
người khác biết họ đã chiếm hữu và mạo danh nền văn minh Bách Việt cái thậm chí còn huy hoàng hơn nền văn hóa của tổ tiên
họ trong quá khứ. Và để làm được việc này họ phải tìm mọi cách để xuyên tạc về
Bách Việt cũng như đồng hóa được chủ nhân của nền văn minh đó.
Điều này cũng sẽ lý giải cho quan điểm của
người Trung Quốc khi nói về Bách Việt cũng như Việt Nam hiện nay, cái mà tôi đã
khảo sát được trong nhiều diễn đàn lịch sử của họ.
Một số người Trung Quốc cũng đồng ý rằng các
nhóm người Hán phía Nam bao gồm Triết Giang, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,
Phúc Kiến, Hải Nam đều có dòng máu Bách Việt ở trong người. Nhưng họ cho rằng
dòng máu Bách Việt đó chỉ chiếm số ít. Điều này là do người Trung Quốc quan niệm
là khi người Hán từ phương Bắc tràn xuống xâm lược đất đai của người Bách Việt
thì đã tàn sát phần lớn nam nhi và chỉ để lại nữ nhi, do vậy dòng máu Bách Việt
còn xót lại trong họ là dòng máu của phần bên mẹ, và chỉ là thiểu số. Và người
Hán vốn theo truyền thống phụ hệ, nên họ vẫn là người Hán , không phải là người
Bách Việt.
Theo như tôi quan sát thì đa phần người
Trung Quốc đều có quan niệm người Việt Nam là một tộc người lạc hậu nào đó ở
vùng Đông Nam Á, và chẳng có liên quan gì tới lịch sử và văn hóa của người Bách
Việt.
Rõ ràng là cả vua chúa, lãnh đạo và người dân Trung Quốc đều chủ trương dù vô tình
hay cố ý phủ nhận sự liên quan của người Việt Nam với nền văn minh Bách Việt.
Như vậy, người không hiểu biết ở Trung Quốc
thì không nói, chứ giới học giả tinh hoa Trung Quốc thì rõ ràng rất sợ mọi người
khơi gợi lại chủ đề Bách Việt, cái mà họ đã muốn chôn vùi suốt 2000 năm nay. Và
vì thế họ lại càng sợ hơn thì ngày càng nhiều người biết dân tộc Việt Nam mới
là chủ nhân kế thừa chính tông của nền văn minh Bách Việt vĩ đại trong quá khứ.
Trong sử chính thống Việt Nam cũng đã khẳng
định người Việt Nam là hậu duệ của người Lạc Việt, một nhóm chính trong đại chủng
Bách Việt. Sau này nhóm này đã liên kết cùng nhóm Âu Việt để tạo thành nước Âu
Lạc.
Rõ ràng với sự xuất hiện của 2 thành phần
chủ lực của chủng Bách Việt là Lạc Việt và Âu Việt trong dòng máu của người Việt
Nam hiện đại thì việc phủ nhận sự liên quan của người Việt tới nền văn minh
Bách Việt là một chuyện hết sức nực cười !
Tuy vậy, nếu để khái quát chính xác thì phải
nói người Việt Nam hiện nay là tập hợp của các nhóm Bách Việt tinh hoa ưu tú nhất
và kháng Hán mạnh nhất.
Có rất nhiều dòng tộc của các chi nhánh Bách
Việt khác nhau trong quá trình bị người Hán hay các tộc người phương Bắc xâm lược
đã lui dần về phương Nam, cuối cùng đã tụ lại ở Việt Nam.
Chẳng phải triều Trần, một triều đại rực rỡ
trong lịch sử Việt Nam cũng có nguồn gốc từ những người anh em Mân Việt của
chúng ta hay sao ?
Ngay cả như gia phả của nhiều dòng tộc
Việt Nam hiện nay nếu truy nguồn ra thì sẽ thấy có một hiện tượng là tổ tiên di
cư từ miền Nam sông Dương Tử đến. Đó đều là vùng đất của người Bách Việt trong
quá khứ.
Có người cho rằng Bách Việt là khái niệm rời
rạc, và các tộc Việt không liên quan tới nhau. Tôi cho rằng đây là phát ngôn
mang tính chất chia rẽ và mơ hồ.
Người Bách Việt thực chất là một đại chủng tộc,
khác biệt hẳn với người Hán, với kiểu gien giống nhau, nền văn hóa tương đồng
nhau, và nếu có dị biệt thì chỉ là dị biệt về các phương ngữ giữa hai chủng Việt
cổ miền núi và miền biển, cái đã được khái quát trong câu chuyện Lạc Long Quân
giống Rồng và Âu Cơ là nòi tiên.
Theo sách Thông Khảo Dư Địa Khảo Cổ Nam
Việt: Từ Ngũ Lĩnh về phía Nam, cùng thời với Đường, Ngu, Tam Đại,
là nước của Man Di, ấy là đất của Bách
Việt”.
Câu này chỉ rõ rằng người Bách Việt đã
có chung một quốc gia, và trong lịch sử Việt Nam có nhắc đến 2 quốc gia cổ nhất
của người Việt là nước Xích Quỷ của Kinh
Dương Vương, và nước Văn Lang sau này của các chi nhánh Hùng Vương.
Từ Hải
còn ghi chú thêm: “ Từ Giao Chỉ đến
Cối Kê, bảy hay tám nghìn dặm, Bách Việt sống lẫn lộn với các dân tộc khác,
nhưng luôn giữ cá tính dân tộc” ( Bách Việt tạp cư, các hữu chủng tính)
Nói như vậy Bách Việt cũng là chỉ một sắc
dân có cá tính riêng biệt, và luôn luôn giữ cá tính này. Đúng như khẳng định của
Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nếu xét về người Việt và người Hán thuở
xưa thì cũng đã khác nhau một trời một vực. Người Việt cổ là một chủng tộc sống
định cư, làm ruộng trên vùng sông nước còn người Hán cổ là một giống dân sống du mục trên lưng ngựa. Và chính sự khác
biệt đã tạo nên nếp sống, phong tục tập quán và văn hóa khác nhau giữa Hán và
Việt.
Tết âm lịch, tục thờ Rồng, kiến trúc mái
thuyền Đông Á và rất nhiều thành tựu khác đều đến từ nền văn hóa lúa nước của
chủng tộc Bách Việt, chứ không phải đến từ nền văn hóa du mục của Hán tộc, cái
mà rất nhiều người đã nhầm tưởng.
Chính vì hiểu biết về lịch sử của dân tộc
mình một cách rõ ràng, biết được cương thổ của tổ tiên trong quá khứ, tự hào với
nền văn minh Bách Việt, mà biết bao vị
anh hùng tiền nhân của Việt Nam đã xả thân vì nước, chỉ mong khôi phục lại được
giang sơn của dòng giống Tiên Rồng.
Cuối
năm 39 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hiệu triệu tất cả các thủ lĩnh
của các tộc Bách Việt cùng quy tụ về. Thánh Thiên, Lê Chân, Phật Nguyệt cùng rất
nhiều các thủ lĩnh khác mà đa số là nữ
đã cùng theo về với Hai Bà Trưng.
Năm
40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng xuất quân. Đại hội quân sĩ được tổ chức tại
Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tràng, cáo lễ với trời đất, tự xưng làm vua, rồi
chia quân tiến đánh các nơi.
Thiên Nam ngữ lục đã ghi lời thề của Trưng Trắc như sau:
"Một xin rửa sạch nước
thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ
Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này".
Quân
Hai Bà Trưng tiến thẳng đến Luy Lâu. Thái thú Tô Định, phải cạo râu, cạo tóc, vứt
bỏ cả ấn tín, trà trộn vào đám loạn quân của mình rồi chạy trối chết về nước.
Toàn
bộ 65 thành trì của người Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử bị nhà Hán xâm lược
ngày trước đều được quân Hai Bà Trưng chiếm lại.
Nói
về sự kiện này sách sử nhà Hán có ghi chép lại nhưng vẫn giữ thái độ rất ngạo mạn
như sau:
“Năm Kiến Vũ thứ 16 (tức năm 40 sau Công Nguyên), người con gái ở
Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc
là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng
dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ,
vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp
Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và
các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi.”
Và
đây chính là lần duy nhất trong suốt 2000 năm nay, toàn bộ đại tộc Bách Việt đã
đoàn kết lại muôn người như một, đứng dưới lá cờ hiệu triệu của 2 vị nữ đế vương
người Việt là Trưng Trắc và Trưng Nhị, quét sạch quân Hán ra khỏi bờ cõi, lấy lại
giang sơn của nòi giống Tiên Rồng suốt một dải đất bao la ở phía Nam sông Dương
Tử cho tới miền Trung Việt Nam ngày nay.
Và
có nằm mơ thì người Hán cũng không nghĩ rằng người Bách Việt có thể nổi dậy quật
khởi thành công mà lại dưới sự hiệu triệu của các thủ lĩnh đa phần là nữ của tộc
Việt. Vì trong tâm thức người Hán chỉ coi nữ nhi là phái yếu, và khi xâm chiếm
được lãnh thổ Bách Việt thì chúng đã tàn sát rất nhiều nam nhi anh hùng của dân
tộc ta và chỉ để lại nữ nhi để chiếm làm tì thiếp hoặc nô lệ.
Mặc
dù vương triều Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian
ngắn ngủi là 3 năm, nhưng dấu tích của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay, trong tâm
thức của mỗi người con dân Việt Nam.
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị, em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Và để giữ được biên cương lãnh thổ phương Bắc,
Hai Bà Trưng đã giao cho một trong các vị nữ tướng tài giỏi bậc nhất của mình
là công chúa Phật Nguyệt trấn thủ hồ Động Đình.
Hồ
Động Đình là biên giới của nước Lĩnh Nam với nhà Hán , ngày nay nằm ở tỉnh Hồ
Nam, Trung Quốc.
Khi
các danh tướng nhà Hán là Mã Viện cùng Lưu Long, Đoàn Chí theo lệnh của Hán
Quang Vũ Đế thống lĩnh 30 vạn quân tiến đánh nhà nước Lĩnh Nam thì trận đánh đầu
tiên chính là ở Hồ Động Đình. Tổng trấn Hồ Động Đình là nữ tướng Phật Nguyệt dụng
binh như thần khiến quân Hán nhiều trận thảm bại, thây chết nghẽn cả sông Trường
Giang.
Tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam có ghi chép trận đánh
hồ Động Đình như sau:
“Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long
nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật
Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền
Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô
cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác
lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Hiện
nay di tích về nữ tướng Phật Nguyệt có rất nhiều ở thành phố Trường Sa (thủ phủ
tỉnh Hồ Nam) và trong dãy núi Ngũ Lĩnh.
Núi
ngũ lĩnh có 5 dãy núi, trong đó có núi Quế Dương. Ở khu vực gần bờ Tương Giang
của núi này có “Thiên Đài”, đây là nơi xưa kia vua Đế Minh phân chia cương thổ,
phía bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía nam sông Dương Tử do Lộc Tục
(tức Kinh Dương Vương) cai quản.
Khi quân Lĩnh Nam rút khỏi Hồ Động Đình, tướng quân Đào Hiển Hiệu
được lệnh chỉ huy 1.000 quân Việt cầm chân quân Hán của phó tướng Lưu Long tại
Thiên Đài để đại quân rút đi, sau đó sẽ rút quân theo sau.
Nhưng đến Thiên Đài, nhận thấy nơi đấy có miếu thờ quốc tổ, quốc
mẫu, tướng quân Đào Hiển Hiệu không cam lòng rút đi, ông đã cùng 1.000 binh sĩ
quyết chiến đến hơi thở cuối cùng để rồi nằm lại mãi mãi nơi đây cùng quốc tổ,
quốc mẫu, khiến mấy vạn quân Hán phải tử trận mới vượt qua được nơi đây.
Tại Thiên Đài ngày nay còn miếu thờ tướng quân Đào Hiển Hiệu với đôi
câu đối:
Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế
Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long
Tại
cửa Thẩm Giang chảy vào Hồ Động Đình có miếu thờ nữ tướng Trần Thiếu Lan. Sử Việt
ghi nhận nhiều sứ thần đi qua đây đều tế lễ nữ tướng này.
Ở
bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên cũng có miếu thờ 3 vị tướng của
Hai Bà Trưng, nhưng không biết cụ thể 3 vị tướng này là ai.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng thời
cách mạng văn hóa đã hủy rất nhiều, đến nay chỉ còn lại 3 câu đối. Phía trước cửa
miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt nỗi thời của
Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là: Trên sông Trường giang, ba vị anh
hùng phò tá nữ chúa.
Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành
Chiến công cùng những trận đánh của các tướng
lĩnh của Hai Bà Trưng như trận Hồ Động Đình, trận Hợp Phố, trận đánh vùng biển
Nam Hải đều được ghi trong sử sách và nổi tiếng đến tận thời nhà Trần
Đến năm 1407, sau khi đánh bại nhà Hồ, tướng
nhà Minh là Trương Phụ cho đốt nhiều nguồn sử liệu, các sách quý bị lấy hết chở
về thành Nam Kinh.
Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 12 năm 1937
quân Nhật chiếm được thành Nam Kinh, nhiều tài liệu và sách quý bị lấy đi và mang về Nhật Bản, trong đó có cả các sách sử
khi xưa của người Việt.
Cuốn sử Việt ngày nay là “Đại Việt sử ký
toàn thư” được viết vào thế kỷ 17, bên cạnh nguồn chính thống còn lưu lại, phải
dựa vào dân gian truyền miệng, một số dã sử, cũng như sử Trung Quốc, vì thế mà
những chiến công oai hùng thời Lĩnh Nam đã không được ghi chép lại.
Sử Trung Quốc còn ghi chép lại lời buộc tội
Mã Viện của Phò mã Lương Tùng tâu lên vua Quang Vũ nhà Hán như sau: “Trận ở
hồ Động Đình bị Phật Nguyệt đánh tan ba
mươi vạn quân. Trận Nam Hải bị Thánh Thiên giết bốn mươi vạn. Phụ hoàng sai y
đánh Lĩnh Nam, làm thiệt bốn mươi vạn quân, các đại tướng danh tiếng Phùng Đức,
Sầm Anh, Liêu Đông Tứ Vương chết.”
Lời tâu của Phò mã Lương Tùng phần nào nói
lên thiệt hại to lớn của quân Hán cùng những trận đánh hào hùng của các nữ tướng
Lĩnh Nam xưa kia.
Các bạn thân mến !
Qua những phân tích, lập luận và sử liệu
tôi đã cung cấp phía trên, có lẽ các bạn có thể hình dung được phần nào về mức
độ kỳ vĩ và rộng lớn của nền văn minh cũng như lãnh thổ của tổ tiên ta trong
quá khứ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam
chính là thành trì cuối cùng của đại tộc Bách Việt, nơi còn gìn giữ truyền thống
tinh thần và hương hỏa của tổ tiên.
Và Việt Nam cũng là nơi tập hợp những
gia tộc tinh hoa bậc nhất, ưu tú nhất và có ý chí kiên cường nhất của đại tộc Bách Việt trong đó nổi bật lên 3 nhánh lớn là
Lạc Việt, Âu Việt và Mân Việt.
Phải hiểu như vậy mới có thể lý giải được
tại sao dân tộc ta đã bị các vương triều của người Hán đô hô cả ngàn năm mà vẫn
có thể quật khởi đứng lên giành độc lập. Chỉ có như vậy mới có thể lý giải được
tại sao không đời vua chúa Trung Hoa nào từ bỏ giã tâm xâm lược Việt Nam. Và
cũng chỉ có như vậy mới có thể lý giải được tại sao người Việt có thể có được sức
mạnh và ý chí để đánh bại mọi vương triều hùng mạnh bậc nhất Trung Hoa cũng như
trên thể giới để giữ vững nền độc lập và tự do của mình.
Và chỉ khi nào người Việt
đoàn kết thì không kẻ thù nào dù có gian xảo và hùng mạnh có thể khuất phục nổi
chúng ta. Và chỉ có đoàn kết thì chúng ta mới có thể hùng cường trở lại và phục
hưng được nền văn hóa thần truyền 5000 năm Bách Việt vĩ đại !
Một lần nữa tôi kêu gọi con Rồng cháu
Tiên toàn thế giới hãy đoàn kết lại !
No Comment