Núi Bạch Đầu là một ngọn núi nằm trên biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc. Với chiều cao 2.744 mét, núi Bạch Đầu là đỉnh cao nhất trong dãy Trường Bạch ở phía bắc và dãy Bạch Đầu Đại Cán ở phía nam. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất tại khu vực Triều Tiên và khu vực Mãn Châu của Trung Quốc.
Trong tiếng Triều Tiên ngọn núi có tên là "Paektusan"
hoặc "Baekdusan” với ý nghĩa là ngọn núi đầu trắng. Trong tiếng Trung Hoa
thì ngọn núi có tên là núi Trường Bạch, trước kia thì có tên gọi là Thái Bạch
Sơn.
Có một hồ miệng núi lửa lớn, gọi là hồ Thiên Trì (천지, 天池), nằm trong một hõm chảo núi lửa trên đỉnh ngọn núi.
Hõm chảo của ngọn núi được tạo ra vào năm 946 bởi vụ
phun trào khổng lồ "Thiên niên kỷ" , một trong những vụ phun trào dữ
dội nhất trong 5.000 năm qua, có thể so sánh với vụ phun trào năm 180 sau Công
nguyên của hồ Taupo.
Theo Sách Lịch sử Koryo, "tiếng sấm từ trống trời"
có thể là tiếng nổ từ vụ phun trào “thiên niên kỷ” đã được nghe thấy ở thành phố Kaesong,
và ở thủ đô của Triều Tiên cổ đại đã khiến hoàng đế Cao Ly khiếp sợ đến mức ra
lệnh ân xá cho những người bị kết án. Vụ phun trào cũng đã được ghi lại trong
thần thoại Mãn Châu. Người Mãn Châu mô tả nó như là "Rồng
lửa", "Quỷ lửa" hay "Lửa thiên đàng".
Núi Bạch Đầu là
nơi khởi nguồn của các con sông như Tùng Hoa, Đồ Môn và Áp Lục.
Hai con sông Đồ Môn và Áp Lục tạo thành biên giới tự nhiên giữa ba nước Triều
Tiên, Nga và
Trung Quốc.
Sản vật nổi tiếng của núi Bạch Đầu là nhân sâm Triều
Tiên.
Người Triều Tiên coi núi Bạch Đầu là quê
hương nguyên thủy của dân tộc Triều Tiên. Huyền sử khai quốc của Triều Tiên bắt
đầu từ núi Bạch Đầu nên các triều đại sau vào thời kỳ Tam Quốc, Cao Ly và vương quốc Triều Tiên đều đề cao địa vị
linh thiêng của ngọn núi này.
Dã sử Triều Tiên kể rằng nước Cổ Triều Tiên (2333 TCN–108 TCN) được khai
sanh trên núi Bạch Đầu. Các vương quốc kế tiếp như Phù Dư, Cao Câu Ly, Bột Hải, cùng Cao Ly và vương quốc Triều Tiên đều cử hành các nghi
lễ tế tự thờ núi Bạch Đầu.
Văn tịch đầu tiên dùng địa danh Bạch Đầu là vào thế kỷ thứ X. Trong đó có chép
rằng người Nữ Chân đã vượt sông Áp Lục đến
cư ngụ ở khu vực núi Bạch Đầu. Sau đó sử ký Vương quốc Triều Tiên (1392–1910) thường
nhắc tới núi Bạch Đầu qua những trận phun trào núi lửa vào các năm 1597, 1668,
và 1702. Khu vực núi Bạch Đầu cũng là nơi vua Triều Tiên Thế Tông vào thế kỷ XV đã cho đốc
công củng cố đồn lũy dọc theo sông Đồ Môn và sông Áp Lục, biến ngọn núi này
thành mốc ranh giới tự nhiên giữa Triều Tiên và các dân tộc du mục phương bắc.
Khu vực núi Bạch Đầu vốn hiểm trở lắm rừng rậm
rạp nên khi Đế quốc Nhật Bản xâm lăng chiếm cứ xứ Triều Tiên,
các lực lượng vũ trang kháng Nhật thường rút về đó. Lực lượng du kích cộng sản Triều Tiên trong
cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng dùng Bạch
Đầu làm hậu cứ. Theo chính sử của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì Kim Nhật Thành đã tổ chức lực lượng du
kích kháng Nhật trên núi Bạch Đầu và đây cũng là nơi Kim Chính Nhật ra đời, gắn liền với huyền
thoại ngọn núi thiêng.
Hình ảnh của núi Bạch Đầu đã được thể hiện trên quốc
huy nhà nước của CHDCND Triều Tiên kể từ năm 1993, như được định nghĩa trong Điều
169 của Hiến pháp, trong đó mô tả
núi Bạch Đầu là "ngọn núi thiêng liêng của cách mạng".
Ngọn núi cũng được đề cập trong quốc ca của cả hai miền
Triều Tiên và trong bài hát dân gian Hàn Quốc "Arirang"
Còn trong lịch sử Trung Quốc thì núi Bạch Đầu lần đầu
tiên được ghi nhận trong Sơn Hải Kinh với tên gọi Bất Hàm Sơn (不咸山). Nó cũng được gọi là Đan Đan Đại Lĩnh (單單大嶺) trong Hậu Hán thư phần Đông Di liệt truyện.
Trong Tân Đường thư quyển 219-Bắc Địch Bột Hải
truyện, người ta gọi nó là Thái Bạch Sơn (太白山).
Tên gọi hiện tại trong tiếng Trung là Trường Bạch Sơn (長白山) lần đầu tiên được sử dụng vào thời nhà Liêu (907-1125) và
sau đó là nhà Kim (1115-1234).
Nhà Kim (1115–1234) phong cho thần núi Trường Bạch tước
hiệu là "Hưng quốc Linh ứng vương" (興國靈應王)
vào năm 1172 và sau này phong là "Khai thiên Hoành thánh đế" (開天宏聖帝) vào năm 1193. Trong thời kỳ nhà Thanh,
hoàng đế Khang Hi gọi
núi Trường Bạch như là nơi sinh truyền thuyết của hoàng gia nhà Ái Tân Giác La và người Mãn (Nữ Chân). Ông đã đặt ra một khu vực
cấm quanh núi.
Các bạn thân mến ! Mặc dù hiện nay vẫn còn tranh cãi xoay
quanh việc núi Bạch Đầu là một phần của Triều Tiên hay của Trung Quốc nhưng các
học giả đều cho rằng đây vốn là phần đất của xứ sở Triều Tiên trước
khi tộc Mãn xâm lăng. Cả các vương quốc cổ của Triều Tiên cũng như nhà Thanh
hay nhà Kim đều đã duy trì các nghi lễ tế tự hàng năm đối với ngọn núi thiêng này.
No Comment