Lưỡng quốc trạng nguyên Đào Sư Tích – Người khiến hoàng đế nhà Minh phải e sợ Thái Tử Sin TV Wednesday, August 5, 2020 No Comment


Trạng nguyên Đào Sư Tích sinh trưởng tại vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất nổi tiếng khoa bảng thuộc xã Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Cha ông - Tiến sĩ Đào Toàn Bân được triều đình bổ nhiệm làm quan tại phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định nên cậu bé Đào Sư Tích theo cha về Nam Định sinh sống để được cha dạy dỗ học hành. Từ nhỏ Đào Sư Tích đã bộc lộ trí tuệ phi phàm, bảy tuổi ông nổi tiếng là Thần đồng của nước Đại Việt. 

Ở khoa thi Hương, Đào Sư Tích đỗ danh sách thứ nhất (Hương nguyên). Vào thi Hội, thi Đình ông đều đỗ thứ nhất: Đình Nguyên, Trạng nguyên nên ông được phong là vị Tam nguyên đầu tiên và duy nhất đời Trần.

Sau khi đỗ đạt, ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Tuy nhiên, đây là giai đoạn nhà Trần đã suy yếu, quyền hành rơi hết vào tay Hồ Quý Ly.

Vốn tính ngay thẳng, trung thực, năm Nhâm Thân (1392), Đào Sư Tích bị Hồ Quý Ly giáng chức xuống làm quan “Trung thư thị lang”. Chán cảnh nghịch thần chuyên quyền, ông cáo quan về quê mở nghề làm thuốc và dạy học.

Dù vậy, Đào Sư Tích không an phận làm kẻ sĩ. Thời gian này, ông cư trú tại xã Lý Hải (nay thuộc thôn Lý Hải, xã Phú Xuân, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) quy tụ nhân tài, nuôi chí lớn chấn hưng đất nước.

 

Vào những năm 1380, quan hệ giữa Trung Hoa và Đại Việt rất xấu. Nhà Minh cố tình tạo nhiều sức ép nhằm có cớ để xâm chiếm Đại Việt. Tháng 9 năm 1384, nhà Minh yêu cầu nước ta phải cung cấp lương thực cho quân Minh đang ở Vân Nam.

Tháng 3 năm 1385, nhà Minh lại yêu cầu nước ta phải nộp 20 tăng nhân. Tháng 2 năm 1386, nhà Minh lại đòi phải nộp các loại cây ăn quả quý, cấp 50 thớt voi để đánh Chiêm Thành.

Tháng 6 năm 1395, quân Minh tiến đánh quân phản loạn ở Quảng Tây, yêu cầu Đại Việt phải cung cấp 5 vạn quân, 50 vạn thạch lương, 50 thớt voi. Tuy nhiên nhà Trần chỉ nộp lương thực.  Trung Hoa tiếp tục yêu cầu phải nộp thêm tăng nhân, thanh niên và phụ nữ phục vụ chiến trường.

Các yêu cầu của nhà Minh ngày càng vô độ nên triều đình cần người tài giỏi đi sứ nhằm xoay chuyển tình thế. Biết tài của Đào Sư Tích, dù không ưa, Hồ Quý Ly buộc phải mời ông ra giúp nước.

Khi Hồ Quý Ly triệu Đào Sư Tích vào triều có ra lệnh nếu Đào Sư Tích không hồi triều đi sứ sẽ bị tru di tam tộc.

Để đề phòng dòng họ bị sát hại, Đào Sư Tích đã đổi con cháu sang họ Phạm rồi mới về triều. Sau này lại có người đổi từ họ Phạm sang họ Dương. Vì thế mà ngày nay từ đường họ Đào ở Cổ Lễ (quê của Đào Sư Tích) có bức đại tự ghi là Đào – Phạm – Dương. Bên cạnh đó, có một nhánh con cháu họ Đào đổi sang họ Nguyễn.

Bằng tài năng của mình, Đào Sư Tích đã thuyết phục được vua Minh xoá bỏ các lệ cống nạp hàng năm, kéo dài thời gian hòa hoãn cho nước Việt.

Sách Kể chuyện sứ thần Việt Nam cũng chép rằng trong chuyến đi sứ này, ông đã giúp  nhà Minh tóm tắt bộ sách đồ sộ Y tông tất độc chỉ trong vài ngày, rồi đọc để nhà Minh ghi lại.

Chính vì Tài năng và  trí tuệ của Đào Sư Tích như vậy đã khiến triều đình nhà Minh cũng phải e ngại.  Trong dân gian còn lưu truyền lại một giai thoại về chuyến đi sứ cuối cùng và sự việc khiến ông qua đời.

Khi thời hạn đi sứ sắp hết, vua Minh có hỏi Đào Sư Tích rằng: “Nếu Bắc đánh Nam thì ai thắng?”

Đào Sư Tích bèn ngâm hai câu thơ trả lời:

Bắc thắng, Nam thua, thua thua thắng

Nam thua, Bắc thắng, thắng thắng thua.

Câu trả lời của Đào Sư Tích khiến các quan võ Trung Hoa cười khoái trá nhưng hoàng đế nhà Minh và các quan văn thì không thể cười được, bởi hai câu thơ này có đến 5 chữ “thắng” và  5 chữ “thua”. Ngụ ý nếu nhà Minh tiến đánh Đại Việt thì 5 thắng 5 thua tức không thể thắng được.

Câu trả  lời của Đào Sư Tích vừa thể hiện được ý chí của nước Nam lại cũng không làm phật lòng hoàng đế nhà Minh, giúp kéo dài thời gian hỏa hoãn giữa hai nước, có lợi cho Đại Việt.

Hoàng đế nhà Minh lại hỏi tiếp: “Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly chuyên quyền, lòng dân ly tán, tại sao ta không thắng?”

Đào Sư Tích cũng lại đáp bằng hai câu thơ: “Trần thực, Hồ hư, hư hư thực/ Cổ lai chinh chiến thực thực hư hư”.

Hoàng đế nhà Minh biết Đào Sư Tích là người tài giỏi, không thể khuất phục được, lại đang ôm mộng xâm chiếm Đại Việt nên bèn nghĩ cách triệt hạ. Ông ta sai quan đại thần tiễn Đào Sư Tích về nơi nghỉ và đưa cho vị này 4 phong thư, dặn mở theo thứ tự. Khi mở phong thư thứ nhất thấy có dòng chữ: Thượng văn vấn, hạ tri vương, viên đại thần nhà Minh không hiểu ý là gì bèn hỏi Đào Sư Tích

 Đào Sư Tích trả lời rằng: "Hoàng đế quá khen, cho ta là bậc thánh hiền. Ta đâu dám nhận lời khen đó".

Ông giải thích thêm cho viên đại thần nhà Minh rõ: “Văn là nghe, nghe là tri, tri là nhĩ (). Vấn là hỏi, hỏi là khẩu (). Bên dưới có chữ vương (). Hợp ba chữ: nhĩ, khẩu, vương thành chữ thánh (). Vua Minh có ý bảo ta là thánh nhân đó mà.

Sau đó vị quan mở phong thư thứ 2, đây chính là đáp án giải nghĩa cho phong thư thứ nhất, đúng như những gì Đào Sư Tích đã nói khiến viên quan kinh ngạc và thán phục. 

Phong thư thứ ba là sắc phong Đào Sư Tích làm lưỡng quốc trạng nguyên, tức là trạng nguyên của cả 2 nước Trung Hoa lẫn Đại Việt.

Phong thư thứ tư có hai dòng chữ:

"Hậu hoạ

Nhất dược nhị đao". 

Vị quan này hiểu rằng đây là mệnh lệnh phải giết Đào Sư Tích bằng đao hoặc độc dược nên ông rất buồn bã. Nhìn vẻ mặt của vị quan này, Đào Sư Tích đoán được sự việc liền an ủi rằng: “Thánh thì thoát tục. Ông chẳng nên quá buồn rầu. Chỉ xin cho được chết bằng thuốc độc để ông khỏi phải khổ tâm khi phải trực tiếp giết ta”.

Trước khi uống thuốc độc, ông dặn dò người nhà đi theo rằng hãy đưa thi hài mình về chôn ở xứ Hạ Đồng, Cổ Lễ quê ông; ở đó có một ngôi mộ, hãy trồng cây đa ở ngôi mộ đó. Đó chính là mộ bà Lê Thị Đông, người bạn thân thiết thời thơ ấu của quan trạng nguyên Đào Sư Tích.

Sau khi Đào Sư Tích mất, vua Minh cho đưa thi hài ông về quê. Ngày nay, dân gian trong vùng vẫn còn lưu truyền câu: "Nhị thập tam kỵ mã Ngô Minh quân hồi hương linh cữu Lưỡng quốc trạng nguyên"; nghĩa là 23 quân kỵ mã của nhà Minh đưa linh cữu Lưỡng quốc trạng nguyên về quê.

Thi hài ông được mai táng tại phủ Thiên Trường – Nam Định. Sau khi mất, ông đã được người dân lập đền thờ tại nhiều nơi. Hiện đền thờ ông ở Bắc Giang, Nam Định đều được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 

Các bạn thân mến !

Cuộc đời của Lưỡng quốc trạng nguyên Đào Sư Tích đã đi vào tâm thức dân gian, ca dao cũng như lời hát ru con của người dân nơi quê ông trong đó có những câu ngợi ca tài đức của ông như

 “Bảy tuổi đắc phong thần đồng

Hữu tài thành chủ hàm công rõ rành./

Thi Hương, thi Hội, thi Đình,

Đứng đầu Đại Việt, anh minh sáng ngời…”

 

 

 

 


by Thái Tử Sin

Chào mừng các bạn đến với kênh website Thái Tử Sin TV. - $$$ DONATE: Mọi ủng hộ tài chính để phát triển kênh Thái Tử Sin TV vui lòng gửi tới tài khoản Techcombank: 19021947007023 - Chủ TK: Nguyen Thi Lang

Theo dõi trên các nền tảng khác Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment