Không phải chỉ bây giờ mà ngay từ ngày xưa,
Trung Quốc đã luôn tìm cách để liên minh với các quốc gia xung quanh nhằm thôn
tính nước ta.
Trong đó nổi bật là sự kiện Đế quốc Trung
Hoa thời nhà Tống tìm cách liên thủ với Chiêm Thành và Chân Lạp nhằm tấn công nhà nước Đại Việt thời
nhà Lý.
Bản đồ nhà Tống
Vào năm 1076 triều đình Trung Hoa thời Tống
Thần Tông, đế đô đặt tại Khai Phong, đang phải đối phó với nước Kim, nước Liêu ở
phía Bắc và nội bộ thì lại chia rẽ trầm trọng. Nhưng vì nước Tống là một đại quốc,
đang hận chưa lấy được Đại Việt mà còn bị Đại Việt đánh vào châu Ung, châu Khâm
từ trước đó nên họ vẫn quyết tâm trả thù. Triều đình nhà Tống đã rất thâm hiểm
khi tìm cách liên minh với vương quốc Chiêm Thành và Chân Lạp ở phía tây nam Đại
Việt, nhằm tiêu diệt một nước Đại Việt đang vươn lên hùng cường và tự chủ.
Thành Thăng Long
Về phía vương quốc Chiêm Thành mặc dầu đã bị
Đại Việt đánh bại nhiều lần trước đó, thậm chí bị Chân Lạp cướp phá, nhưng đến
năm 1074, dưới sự lãnh đạo của Harivarman IV vương quốc này đã được phục hưng.Vị
vua này cho dựng lại kinh đô Indrapura đã bị bỏ từ lâu, cho trùng tu khu thánh
địa Mỹ sơn và xây mới nhiều đền đài tráng lệ. Ông ta còn vô hiệu hóa được một
chiến dịch quân sự của Đại Việt, do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy vào năm
1075.
Vào lúc bấy giờ vương quốc Chân Lạp cũng đang trên đà mở mang lãnh thổ,
xâm chiếm được nhiều đất đai của Chiêm Thành, Thái, Lào, Miến Điện để phát triển
thành đế quốc, kinh đô đặt tại Angkor.
Kinh đô Angkor của đế quốc Chân Lạp
Đế quốc Chân Lạp nhiều lần định thôn
tính Chiêm Thành nhưng đều bị chống trả quyết liệt.
Tuy về hình thức nhà Tống liên thủ cùng Chiêm
Thành và Chân Lạp để đánh Đại Việt nhưng thực tế thì lại không chặt chẽ, chủ yếu
vẫn là quân Tống tham chiến dưới sự chỉ huy của Chiêu thảo sứ Quách Quỳ. Chiêm
Thành và Chân Lạp chỉ án binh bất động nhằm nghe ngóng tình hình chứ không phối
hợp quân trực tiếp cùng nhà Tống đánh Đại Việt. Có lẽ họ đều chờ đợi thời cơ
khi Đại Việt thất thủ trước nhà Tống thì sẽ đem quân tham chiến.
Trong Tống sử có chép:
“Quân triều đình sang đánh Giao Chỉ, vì
cớ vốn có thù , bèn chiếu cho Chiêm Thành, mệnh thừa cơ hiệp lực cùng trừ diệt”
Viên Tiểu hiệu nhà Tống là Phàn Thực, người
được giao nhiệm vụ sang dụ bảo Chiêm Thành báo cáo lại phản ứng của nước này
như sau:
“nước ấy đã tuyển chọn bảy ngàn quân chặn
giữ những đường yếu đạo của giặc”
Như vậy có thể thấy 7000 quân tham gia của
Chiêm Thành là con số quá ít nếu so sánh với binh lực Đại Việt giai đoạn
1075-1077 khi Lý Thường Kiệt đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm đã mang hơn
10 vạn quân. Hay khi so sánh với việc số
binh lực nhà Tống do Quách Quỳ chỉ huy mang sang đánh Đại Việt không dưới 30 vạn
quân.
Quân đội nhà Tống
Số quân Chiêm Thành ít ỏi này chắc chắn
không thể đủ để tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Đại Việt. Sự tham dự của Chiêm
Thành có lẽ chỉ là mang quân bố trí sẵn, chờ đợi khả năng Đại Việt thua Tống và
bỏ kinh thành Thăng Long rút về phía nam thì sẽ phục kích và quấy phá.
Hoặc có thể không muốn mạo hiểm nên vua
Harivarman IV của Chiêm Thành lúc này chỉ chờ đợi, không xuất binh mà giữ đạo
quân trấn giữ nơi hiểm yếu.
Về phía Chân Lạp thì theo tác giả Thanh Trà
trong “Lược sử nền văn minh Champa” có nhắc đến hoàng thân Sri Nandana
varmadeva như là người mang quân vào miền Nam Champa theo lời mời của Quách Quỳ
để chống lại nhà Lý. Tuy nhiên trong sử cũng không nhắc đến việc Chân Lạp đã trực
tiếp tham chiến cùng nhà Tống để đánh Đại Việt.
Kết quả với tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt,
quân Đại Việt đã làm nên đại thắng ở phòng tuyến sông Như Nguyệt lẫy lừng trong
lịch sử, đánh tan đại quân Tống xâm lược.
Sau thất bại của nhà Tống, Chiêm Thành
đã bỏ ý định đánh Đại Việt. Vua Harivarman IV của Chiêm Thành còn dâng cống phẩm
lên cả hoàng đế Lý Nhân Tông của Đại Việt lẫn hoàng đế Tống Thần Tông của Trung
Hoa.
Viên tướng Chân Lạp đem quân phối hợp đánh Đại
Việt sau khi thấy vua Chiêm Thành triều cống nhà Lý trở lại thì quyết định chiếm
luôn Panduranga là lãnh thổ phía nam của Chiêm Thành, có lẽ vì cho rằng người
Chiêm Thành đã phản bội lại liên minh. Cũng theo tác giả Thanh Trà, Người Chiêm
Thành chỉ lật ngược được tình thế sau khi nhà Lý xuất binh hỗ trợ.
Về sự tan rã của liên quân Chân Lạp –
Chiêm Thành, Majumdar trong cuốn “Kambujadesa” bổ sung thêm:
“Không lâu sau đó ( tức là sau thất bại
của quân Tống năm 1076 trước Đại Việt) thì
xung đột nổ ra giữa vua Chân Lạp và vua Chiêm Thành. Chi tiết chiến dịch
này được nhắc đến sơ lược trong bi ký được tìm thấy ở Chiêm Thành như sau: Vua
Chiêm Thành Harivarman IV đánh bại quân Chân Lạp ở Somesvara và bắt giữ chỉ huy
là hoàng thân Sri Nandana varmadeva. Trận
chiến này diễn ra đâu đó trước năm 1080.
Chiến tranh Chân Lạp- Chiêm Thành
Như vậy,
Dù quân Chân Lạp có ý định tham gia vào cuộc chiến chống Đại Việt năm 1076 hay
không, điều chắc chắn là họ đã có mặt trên lãnh thổ Chiêm Thành. Và dù là do
người Chân Lạp gây chiến trước (theo quan điểm của Thanh Trà) hay là do người
Chiêm Thành ra tay trước (như cách nói của Majumdar) thì có một điều rõ ràng là
“liên minh” Chân Lạp – Chiêm Thành với sự chỉ định của nhà Tống là không hề bền
vững.
Khi mục tiêu chung đánh Đại Việt mất đi
do sự thất bại của quân Tống thì những
người đồng minh của nhà Tống này ngay lập tức chĩa mũi giáo về phía nhau. Điều
này không có gì lạ nếu nhìn dọc theo lịch sử xung đột giữa hai vương quốc này.
Xung đột và liên minh liên tục là hai mặt không tách rời trong mối quan hệ phức
tạp giữa Chân Lạp và Chiêm Thành trước đối thủ phía bắc của họ là vương quốc Đại
Việt.
Tuy vậy, chuỗi xung đột hơn 50 năm sau đó mà
Chân Lạp – Chiêm Thành gây ra cho Đại Việt thì khác. Nhiều bằng chứng rõ ràng
hơn cho thấy đã có sự phối hợp tác chiến giữa hai quốc gia phương nam nhằm chống
lại Đại Việt. Nhà Lý đã phải tốn nhiều công sức trên các mặt trận ngoại giao,
quân sự cho đến khi liên minh này tan rã vào năm 1137.
Các bạn thân mến !
Như vậy có thể thấy yếu tố kiên quyết
giúp cha ông ta có thể phá tan được liên minh Tống – Chiêm – Chân Lạp là chiến
thắng vĩ đại của nhà Lý trước đại quân nhà Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Chiến thắng này đã đập tan ý chí của 2
nước đồng minh của nhà Tống là Chiêm Thành và Chân Lạp trong việc hợp sức đánh
nước ta.
Mặc dù sau này các cuộc chiến với các đối
thủ phương Nam cũng rất dai dẳng và khốc liệt, nhưng cha ông ta vẫn có các cách
để đối phó.
Chúng ta sẽ tìm hiểu trong những chương
trình lần sau.
No Comment