Hiện nay tại các diễn đàn Việt Nam lại đang
rộ lên những tranh cãi liên quan đến tính chính thống của nhà Triệu và nước Nam
Việt trong chính sử Việt Nam.
Hôm nay kênh Thái Tử Sin TV xin đưa ra một số
lập luận và dẫn chứng nhằm giúp các bạn có những cái nhìn chính xác hơn về vấn
đề này.
* Vấn đề thứ nhất, có người nói Triệu Đà là tướng nhà
Tần, nhận lệnh của Tần Thủy Hoàng đem quân xâm lược Bách Việt.
Tôi cho rằng đây là một thông tin sai lầm. Bởi vì các
lý do sau đây:
Trong tất cả các nguồn sử liệu không hề tìm thấy thông
tin Triệu Đà cầm quân đánh Bách Việt. Sử cũ chỉ ghi chép việc Triệu Đà được bổ
nhiệm là huyện lệnh Long Xuyên.
Theo sử Hán : Khoảng năm 218 TCN, Tần Thủy
Hoàng sai tướng Đồ Thư cùng 500.000 quân Tần chia làm 5 đạo tấn
công các bộ lạc Bách Việt ở vùng đất Lĩnh Nam.
Tần Thủy Hoàng mất năm 210 TCN, con trai
là Hồ Hợi lên thay trở thành Tần Nhị Thế. Một năm sau, khởi
nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng nổ ra. Toàn bộ khu vực Hoàng
Hà rơi vào hỗn loạn. Trong thời điểm đó, Triệu Đà gửi lệnh đến quan
quân các cửa ngõ Lĩnh Nam, canh giữ phòng chống quân Trung Nguyên xâm phạm, và
nhân dịp đó, giết hết những người còn phò tá nhà Tần ở Lĩnh Nam, cắt đặt lại
những người thân tín của mình.
Như vậy trong sử Hán không hề nhắc đến việc Triệu Đà
là tướng nhà Tần đánh Bách Việt. Việc ông làm huyện lệnh Long Xuyên thì có thể
có nhiều lý do. Nhưng trong thời quá khứ toàn bộ vùng đất Nam Trường Giang đều
là của người Bách Việt, nên việc các quan lại phương Bắc chọn các thủ lĩnh địa
phương để cai quản cũng là chuyện bình thường.
Vả lại nếu đặt trường hợp Triệu Đà là tướng nhà Tần
thì tôi tin rằng rất khó để ông có thể lên làm Hoàng Đế Nam Việt và lãnh đạo
quân dân Bách Việt kháng Hán sau này được. Nhà Tần có nợ máu sâu dày với người
Việt thì chẳng bao giờ có chuyện người
Việt lại thần phục một tướng nhà Tần làm vua và tuân lệnh ông ta cả. Và việc một
tướng nhà Tần lại ra lệnh giết các quân tướng Tần khác thì lại càng vô lý !
Nam Việt Vũ Đế Triệu Đà
* Vấn đề thứ hai, có người nói Triệu Đà là người Hán.
Tôi cho rằng đây cũng là một quan điểm sai lầm. Bởi
các lý do sau đây:
Về Nguồn gốc của Nam Việt Vũ Đế Triệu Đà vẫn còn gây
nhiều tranh cãi. Nhưng chắc chắn ông không phải là người Hán. Bởi thời ông sinh
ra thì nhà Hán còn chưa xuất hiện. Khi ông lên làm hoàng đế thì nhà Hán là đối
thủ. Vậy không thể quy kết ông là người Hán.
Câu hỏi khúc mắc duy nhất hiện nay là ông là người
Bách Việt hay là người gốc phương Bắc vùng Hoàng Hà.
Sử cũ có ghi lại Triệu Đà quê ở huyện Chân
Định (真定).
Có người gán ghép Chân Định này là huyện Chính
Định (正定), tỉnh Hà Bắc, thuộc
miền Bắc Trung Quốc.
Đây là sự gán ghép có tính chất khiên cưỡng.
Tôi đã tìm được ra một chi tiết trong cổ sử Việt có
nói về huyện Chân Định.
Theo "Lĩnh Nam chích quái" (嶺南摭怪), quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn Lang có 15 bộ, trong đó Chân
Định là 1 trong 15 bộ đó.
Các bộ của Văn Lang bao gồm: Việt Thường (越裳) , Giao Chỉ (交趾), Chu Diên (朱鳶),
Vũ Ninh (武寧) ,Phúc Lộc (福祿), Ninh Hải (寧海), Dương Tuyền (陽泉) ,Lục Hải (陸海),
Hoài Hoan (懷驩), Cửu Chân (九真), Nhật Nam (日南), Chân Định (真定), Văn Lang (文郎), Quế Lâm (桂林),
Tượng Quận (象郡).
Theo sử Việt
cũng nói , lãnh thổ nước Văn Lang đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông, tây tới Ba Thục (巴蜀), bắc tới hồ Động Đình (洞庭), nam tới nước Hồ Tôn Tinh (狐猻精) .
Như vậy nước Văn Lang cổ rộng lớn xưa kia bao trùm khắp
toàn bộ vùng Nam Trường Giang, nên việc Triệu Đà có nguồn gốc ở một vùng nào đó
trong lãnh thổ Văn Lang có tên Chân Định là hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Và cá nhân tôi suy đoán nó nằm ở khu vực phía Bắc đâu
đó tại lưu vực quanh sông Dương Tử.
Bảo tàng Nam Việt tại Quảng Châu
Hán sử cũng có chép lại việc Hán Cao Tổ Lưu
Bang đã rất thâm hiểm cử sứ giả vừa phủ dụ, vừa đe dọa Triệu Đà về vấn đề
mồ mả của tổ tiên ông đang nằm trong vùng đất nhà Hán chiếm đóng khi đó.
Nhiều học giả cả Trung Quốc và Việt Nam đều lấy ghi
chú này trong Hán sử để gán ghép cho thân thế Triệu Đà là ở miền Bắc Trung Quốc.
Trong khi đó bỏ quên bộ Chân Định thuộc nhà nước Văn Lang cũ của các vua Hùng.
Vào thời điểm nhà Hán lên nắm quyền thì họ đã chiếm được
phần lãnh thổ phía Bắc của nhà nước Văn Lang, trong khi nhà nước Nam Việt của
hoàng đế Triệu Đà chỉ là phần lãnh thổ phía Nam của nhà nước Văn Lang cũ .
Có thời điểm Hoàng Đế Triệu Đà còn ra lệnh cất quân
đánh nước Trường Sa, chiếm được mấy huyện biên giới của Trường Sa mới chịu
thôi. Trường Sa chính là vùng đất thuộc tỉnh Hồ Nam Trung Quốc bây giờ, là nơi
có hồ Động Đình, lãnh thổ phía Bắc của nhà nước Xích quỷ và Văn lang cổ , nơi
phân chia biên giới tự nhiên giữa Nam và Bắc qua con sông Trường Giang.
*Vấn đề thứ 3, có người nói Hoàng Đế Triệu Đà xưng
" Vương" thần phục nhà Hán.
Điều này cá nhân tôi cho rằng cũng phải xem xét lại. Bởi
nó được viết ra bởi các sử gia nhà Hán. Nhưng thực tế khảo cổ học lại cho kết
quả ngược lại.
Năm 1983 Trung Quốc phát hiện ra Lăng mộ của Triệu
Văn Đế. Khu lăng mộ này có chứa chiếc ấn cổ nhất được phát hiện trong các
khu lăng mộ nằm tại lãnh thổ Trung Quốc ngày nay: trên chiếc ấn vàng này khắc bốn
chữ "文帝行璽" (Văn Đế hành tỷ)
kiểu tiểu triện âm văn, chỉ ra rằng đương thời ông tự coi mình sánh ngang với
các Hoàng đế nhà Hán.
Ấn tín của Triệu Văn Đế
Như vậy trái ngược với Hán sử luôn rêu rao rằng nhà
Triệu xưng Vương thần phục nhà Hán, thì thực tế ngược lại nhà Triệu luôn xưng Đế
đối chọi với nhà Hán. Triệu Văn Đế là bậc con cháu của Triệu Đà còn hiên ngang
xưng Đế thì có lẽ gì một người anh hùng như Nam Việt Vũ Đế lại cúi mình xưng
Vương?
Trong khi ông còn ra lệnh đem quân đánh cả nhà Hán cơ
mà. Và thời kỳ ông cai trị đất nước Nam Việt hùng cường giàu mạnh, nhà Hán chẳng
thể xâm phạm.
Các bạn thân mến !
Vấn đề về nước Nam Việt và nhà Triệu chắc chắn sẽ còn tốn rất nhiều giấy mực của giới
nghiên cứu học giả cả 2 nước Trung Việt. Hy vọng với những thông tin và lập luận
phía trên các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về Triệu Đà, một vị
hiền quân của nước Nam Việt như Bác Hồ đã từng nói trong bài thơ Lịch sử nước
ta.
No Comment