LÝ DO CỘI RỄ KHÔNG ĐỜI VUA CHÚA TRUNG HÒA NÀO TỪ BỎ DÃ TÂM XÂM LƯỢC VIỆT NAM Thái Tử Sin TV Friday, June 26, 2020 No Comment

Bách Việt với chữ Việt viết theo bộ Tẩu (百越) hoặc chữ Việt viết theo bộ Mễ (百粵) là tên của chủng tộc đã làm chủ toàn bộ vùng Nam Trường Giang hơn 2000 năm trước, lãnh thổ ngày nay thuộc về miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Theo sách Thông Khảo Dư Địa Khảo Cổ Nam Việt thì: Từ Ngũ Lĩnh về phía Nam, cùng thời với Đường, Ngu, Tam Đại là nước của Man Di, ấy là đất của Bách Việt.
Người Việt cổ
Tổ tiên người Hán hay người Trung Quốc vốn có gốc là các bộ tộc du mục đến chiếm cứ vùng Trung Nguyên, nên với tâm thế cao ngạo của kẻ mạnh đã tự coi mình là chủ, là giống dân văn minh, trong khi đó xuyên tạc các giống dân khác là không văn minh và đặt cho họ các tên là Man Di Mọi Rợ. Trong khi thực tế là các giống dân bản địa vùng Nam Trường Giang vốn đã có nền văn minh văn hóa riêng biệt, và thậm chí đã vượt trên cả người Trung Quốc ở thuở ban đầu. Cái não trạng đó vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay trong tâm thức của người Trung Quốc, và đặc biệt là trong giới lãnh đạo của Bắc Kinh. Trong sách còn nói thêm “ Từ Giao Chỉ tới Cối Kê, bảy, tám nghìn dặm, Bách Việt sống lẫn lộn với các dân tộc khác, nhưng luôn luôn giữ cá tính của dân tộc” Xem như vậy, Bách Việt từ núi Ngũ Lĩnh trở về Nam, vừa là sắc dân thống nhất, nhưng cũng để chỉ quốc độ. Sự hiện diện của tộc người Bách Việt đã được ghi nhận từ thời thượng cổ Đường ( tức vua Nghiêu), Ngu ( tức vua Thuấn ), Tam Đại ( Hạ, Thương, Chu). Và người Bách Việt có cá tính riêng và luôn luôn giữ cá tính này. Đúng như sự khẳng định của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Người xưa có câu “ Chu tầm chu, mã tầm mã”, nghĩa là “ những người sống trên thuyền thì tìm đến với những giống dân sống trên thuyền” , còn những người sống trên ngựa thì tìm đến với những giống dân sống trên ngựa”. Câu này đã khái quát sự khác nhau giữa hai chủng tộc Việt ở phương Nam và Hán ở phương Bắc, giữa một bên là giống dân sống định cư, làm ruộng trên vùng sông nước với một bên là giống dân sống du mục trên lưng ngựa. Giữa người Việt và người Hán từ xưa đã khác nhau từ nếp sống, phong tục tập quán cho đến văn hóa.
Người Hán cổ
Trong Kinh thi, với thiên Chu Nam và Chiêu Nam, Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ của phương Nam, và vị vạn thế sư biểu của Hán tộc đã học hỏi rất nhiều ở nền văn minh này, đem áp dụng và đặt ra những quy luật xã hội cho các giống dân Trung Quốc phương Bắc. Trong kinh Xuân Thu, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha con giết nhau, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh em dâm loạn với nhau, bề tôi giết vua, trong giới vua chúa quý tộc của Trung Hoa. Trong khi ngược lại ở nền văn minh Bách Việt, sử cũ thậm chí còn lưu lại việc vua Kinh Dương Vương còn từ chối nhận ngôi vua để nhường lại cho anh. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, chép tại Kỷ Hồng Bàng Thị thì Đế Minh là cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông. Ông là cha của đế Nghi, sau này nhân đi tuần phương nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục (tức vua Kinh Dương Vương). Đế Minh thấy Lộc Tục thông minh lanh lợi định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không chịu nên ông đã chia đất nước làm 2 phần lấy sông Dương Tử làm giới tuyến, phía bắc giao cho đế Nghi còn phía nam giao cho Lộc Tục gọi là nước Xích Quỷ. Qua câu chuyện này cũng có thể thấy tổ tiên người Việt hàng ngàn năm trước đã sống nhân nghĩa như thế nào, trái ngược với các bạo chúa Trung Hoa cổ đại. Khổng Tử sau đó đã đem những gì nghiên cứu, sưu tập và học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam, đặt để thành những quy luật, trật tự cho xã hội phương Bắc. Bởi vậy ông mới xác định công việc của mình là “ Thuật Nhi Bất Tác”, nghĩa là “ Ta chỉ kế tục đạo của cổ nhân, chứ không sáng tác”. Trải qua các triều đại Tần, Hán, Đường, Tống, Bắc tộc Trung Hoa đã xâm lăng và thôn tính được đất đai Bách Việt, nhưng lại bị văn minh Bách Việt đồng hóa ngược. Và để xóa đi cái vết tích xâm chiếm , nên người Hán đã nghĩ ra nhiều cách từ hủy hoại cổ thư, dùng Hán sử để xuyên tạc, nhằm xóa bỏ hoàn toàn tính chính danh của nền văn minh Bách Việt trong sự cấu thành nên nền văn minh Đông Á cổ xưa. Và từ đó họ nghiễm nhiên đổi trắng thay đen để mạo nhận nó là nền văn minh Trung Quốc. Đó cũng là lý do sâu xa nhất để lý giải cho việc không đời vua chúa Trung Hoa nào chịu từ bỏ ý định xâm lược Việt Nam, bởi họ biết dân tộc ta là truyền nhân chính danh của nền văn minh Bách Việt, cái mà họ đang chiếm hữu và mạo nhận. Các bạn thân mến ! Người Việt Nam hiện nay là nhóm tộc người Việt duy nhất đã thành công trong việc duy trì được nền độc lập của mình trước các áp lực xâm lược không ngừng nghỉ của người Trung Quốc. Trong khi đa phần các nhóm người trong khối Việt còn lại đã bị Trung Quốc xâm lược và đồng hóa thành công. Biết được điều đó để người Việt thêm trân quý những gì mà tổ tiên chúng ta đã làm được trong quá khứ. Tổ tiên dân tộc Việt tạo dựng được nên một nền văn minh lúa nước đầy nhân bản và đạo nghĩa, một nền văn hóa thần truyền rực rỡ và cao sâu, đóng góp rất lớn vào nền văn minh Đông Á vĩ đại mà ngày nay các dân tộc Châu Á khác đang cùng nhau chia sẻ và gìn giữ.
Ẩn bớt


by Thái Tử Sin

Chào mừng các bạn đến với kênh website Thái Tử Sin TV. - $$$ DONATE: Mọi ủng hộ tài chính để phát triển kênh Thái Tử Sin TV vui lòng gửi tới tài khoản Techcombank: 19021947007023 - Chủ TK: Nguyen Thi Lang

Theo dõi trên các nền tảng khác Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment