Nhắc tới biển Đông mọi người thường tập
trung vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mà ít ai để ý rằng trong khu vực
này ngoài Trung Quốc thì còn một loạt các quốc gia đang chiếm hữu phi pháp một
số các hòn đảo của Việt Nam bao gồm Phillipines, Malaysia, Brunei, Đài Loan,
Indonesia.
Nhiều quốc gia có tuyên bố phi pháp trên vùng biển của Việt Nam
Bản thân Indonesia hay Malaysia từng nhiều lần
đưa tàu thuyền vào xâm phạm vùng biển Việt Nam, có những hành động hung hăng với
ngư dân và kiểm ngư Việt Nam.
Hải quân Indonesia xâm phạm vùng biển Việt Nam
Quan điểm của chính phủ Việt Nam là nhất
quán: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có
đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định quyền chủ quyền trên 2 quần
đảo này. Không có tranh chấp nào trên 2 quần đảo này. Và bất cứ nước nào có hành
vi chiếm hữu các quần đảo này của Việt Nam là bất hợp pháp.
Do vậy cần phải để ý rằng không chỉ Trung Quốc
mà bản thân Phillipines, Malaysia, indonesia, Brunei, Đài Loan cũng là các bên
đang chiếm đóng phi pháp một phần lãnh thổ biển của Việt Nam.
Ngoài ra, một số người còn ngây thơ ảo
tưởng vào việc dựa vào Mỹ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Nên nhớ Mỹ
chưa bao giờ công nhận chủ quyền của nước nào trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, và chính Mỹ cũng đã bán đứng đồng minh để dâng Hoàng Sa và bãi cạn
Scaborough cho Trung Quốc. Mỹ chỉ mong muốn duy trì quyền tự do hàng hải tại
khu vực có lợi cho Mỹ. Và vì vậy điều này đi ngược lại quan điểm của Việt Nam
là khu vực này hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam, không phải là khu vực tranh
chấp. Lôi kéo Mỹ vào chỉ làm phức tạp thêm tình hình khi biến một khu vực thuộc
chủ quyền Việt Nam thành một khu vực có tranh chấp, điều này có lợi cho Trung
Quốc.
Mỹ đã làm ngơ cho Trung Quốc chiếm bãi cạn của Phillipines
Vậy đứng trước bàn cờ biển Đông này Việt Nam
có đối sách như thế nào ?
Việt Nam đang đi những nước cờ thông minh.
Thứ nhất chúng ta luôn khẳng định quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền chủ quyền Việt Nam, không phải khu vực
tranh chấp. Vì vậy bác bỏ mọi yêu sách phi lý không những của Trung Quốc mà còn
của một loạt các quốc gia đang xâm chiếm đảo của Việt Nam bao gồm Đài loan,
Phillipines, Indonesia, Malaysia, Brunei
Thứ hai Việt Nam ra sức củng cố các điểm
đảo mình nắm giữ, gia tăng củng cố quốc phòng và kinh tế nhằm chuẩn bị cho mọi
tình huống kể cả những tình huống xấu nhất. Bên cạnh đó Việt Nam thông qua luật biển, thành lập các đơn vị kiểm
ngư, hỗ trỡ cho ngư dân bám biển, bám đảo, kể cả đánh bắt cá quanh các khu vực
tại Hoàng Sa nơi đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi bám biển
Thứ ba, Việt Nam khôn khéo đưa các cường quốc
từ thế " tọa sơn quan hổ đấu", " ngư ông đắc lợi" thành các
quốc gia có lợi ích liên đới và phải có hành động cứng rắn với Trung Quốc. Điển
hình như việc Mỹ và các nước đồng minh không hề muốn tự mình xô xát va chạm với
Trung Quốc mà muốn dùng nước khác cụ thể là Việt Nam như là mũi nhọn chống
Trung Quốc. Nhưng chính kế " giấu mình chờ thời " của Việt Nam đã khiến
Mỹ và các quốc gia đồng minh không thể nhẫn nhịn với Trung Quốc được hơn nữa,
mà bắt buộc phải hành động. Mỹ Trung nổ ra chiến tranh thương mại, rồi một loạt
đồng minh như Hàn, Nhật, Đài Loan tìm cách rời nhà máy khỏi Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại khiến Trung Quốc nguy cơ bất ổn lớn
Chính sự hung hăng bành trướng của Trung Quốc
và sự khôn khéo của Việt Nam đã là lý do đẩy Mỹ, Nhật, Hàn vào cái kế bắt buộc
phải cứng rắn với Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam sẽ là điểm đến tiếp theo của
dòng chảy tư bản đang rời khỏi Hoa Lục. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng
nghiêm trọng, xã hội sẽ nảy sinh bất ổn to lớn do làn sóng phá sản và công nhân
thất nghiệp.
Dòng tiền Trung Quốc đổ vào đầu tư cho cơ sở
hạ tầng tại biển Đông lên tới hàng vài chục tỷ USD hiện nay cũng chưa thu hồi
được đồng nào. Vì gặp phải sự cản trở của các cơ quan chấp pháp lãnh hải Việt
Nam. Còn bản thân chúng ta vẫn đang đường đường chính chính khai thác được rất
nhiều dầu mỏ trong khu vực đặc quyền kinh tế của mình trong vài chục năm nay.
Các mỏ dầu của Việt Nam tại biển Đông
Bản thân Trung Quốc đang rất tức tối, và
họ tìm mọi cách để biến biển Đông thành khu vực tranh chấp, nhằm phá vỡ nền tảng
ổn định hòa bình của Việt Nam, đưa bất ổn ra bên ngoài, và mở rộng yêu sách chủ
quyền phi lý
Việt Nam hiện tại với những bước đi chậm rãi
mà khôn ngoan khi vẫn đang giữ vững được môi trường hòa bình ổn định cho phát
triển kinh tế, thu hút được dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc, từ đó củng cố
năng lực quốc phòng để răn đe bất cứ quốc gia nào muốn chia chác biển Đông, khẳng
định chủ quyền không thay đổi tại Hoàng Sa , Trường Sa.
No Comment