Trong thời kỳ ngàn năm Bắc
thuộc, người Bách Việt chỉ giành được độc lập trong các khoảng thời gian ngắn
khi có các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Điều kỳ lạ là cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm
thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán lại được lãnh đạo bởi đội quân phần lớn là các
bậc bậc nữ nhi của Hai Bà Trưng. Đây là điều mà người Hán có nằm mơ cũng không
thể tưởng tượng ra được.
Sử Trung Hoa có ghi nhận
về một vị nữ tướng nước Nam là: “Phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một
tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường Giang, hồ Ðộng
Đình, oán khí bốc lên tới trời”. Danh tướng này là Phật Nguyệt công chúa, Thao
Giang Tả tướng Thủy quân.
Cuốn ngọc phả “Trưng
nữ vương triều công thần nhất vi âm phù, nhất vi đại vương Ngọc phả cổ lục” còn
được lưu giữ ở làng Vũ Ẻn, Thanh Ba, Phú Thọ có ghi chép về thân thế và chiến
công của vị nữ tướng này.
Ở làng Vũ Ẻn, Thanh
Ba, Phú Thọ có hai vợ chồng ông Đinh Bôn và bà Phí Vang hành nghề bốc thuốc gia
truyền. Năm 23 sau Công Nguyên, hai vợ chồng sinh được người con gái đặt
tên là Đinh Phật Nguyệt, tên lót được ghép từ chữ đầu họ Đinh (仃) của cha với chữ sau họ Phí (沸) của mẹ mà thành chữ Phật (佛).
Thuở nhỏ Phật Nguyệt được học chữ nghĩa,
sống bằng nghề chài lưới và đam mê cung kiếm. Lớn lên trong cảnh dân tộc bị áp
bức bởi nhà Hán, Phật Nguyệt cùng các trai tráng mộ quân ở các vùng lân cận,
thành lập được một đội thủy quân đánh thắng quân Hán nhiều trận lớn.
Lúc này khắp các châu quận đều có các cuộc
khởi nghĩa. Để tập hợp các cuộc khởi nghĩa lại thành một nhằm có được sức mạnh
to lớn, cuối năm 39 SCN, Hai Bà Trưng hiệu triệu thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa.
Thủ lĩnh khắp nơi nô nức quy tụ về.
Năm 40 SCN, Phật Nguyệt đưa 2.000 quân về
với Hai Bà Trưng và được phong là Tả tướng thủy quân.
Hai Bà Trưng tổ chức
đại hội quân sĩ ở Hát môn, rồi chia quân tiến đánh các nơi. Phật Nguyệt được
giao trấn giữ vùng sông Thao, ngăn không cho quân Hán tiến về xuôi. Nữ
tướng cho một nửa số quân đóng ở phủ Lâm Thao, một nửa trấn giữ phía Tây sông
Thao, hai cánh quân có thể hiệp trợ lẫn nhau.
Nhiều cuộc chiến đã
diễn ra nơi sông Thao, quân của Phật Nguyệt thắng lớn, quân Hán phải tháo chạy.
Sau đó Phật Nguyệt cho quân tiến đánh các nơi, cùng với các thủ lĩnh khác chiếm
lại 65 thành trì của tất cả các châu quận. Trong cuộc khởi nghĩa chống Tô Định,
Phật Nguyệt được phong là Thao giang thượng, tả tướng thủy quân. Nàng lập nhiều
công lớn nên khi bình xong giặc được phong là công chúa.
Quân Hán của
Thái tú Tô Định phải bỏ chạy thẳng về nước. Nữ tướng Phật Nguyệt nhận lệnh
truy kích quân của Tô Định đến tận vùng biên giới là hồ Động Đình. Vậy nên
biên giới phía Bắc thời Hai Bà Trưng lên đến tận hồ Động Đình. Hồ này ở giữa
hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc của Trung Quốc. Lãnh thổ Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng gồm
rất nhiều các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết
Giang, Qúy Châu, Phúc Kiến, Giang Tây, Vân Nam, Hồ Nam v.v…
Trưng Trắc
lên ngôi Vua, đặt tên nước là Lĩnh Nam (tức phía Nam núi Ngũ Lĩnh). Bà đã hoàn
thành tâm nguyện khi dựng cờ khởi nghĩa:
Một xin rửa
sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn
xin vẹn vẹn sở công lênh này.
Hai Bà
Trưng và các quân tướng của mình đã gồm thâu lại được lãnh thổ gần tương đương
với lãnh thổ nước Văn Lang của các vua Hùng trong quá khứ.
Phật Nguyệt
được phong làm trấn thủ vùng hồ Động Đình, ngăn không cho quân Hán xâm phạm nơi
biên giới phía Bắc.
Nhị Vua Bà ban cho Phật Nguyệt công chúa
làng Yển làm thực ấp, Phật Nguyệt công chúa mở bến mở chợ, từ đó Yển trở nên
một nơi sầm uất đông vui.
Theo lệnh của Vua Trưng, Phật Nguyệt công
chúa cùng các tuỳ tướng đi tìm đất hiểm yếu để lập đồn trại, mới vào vùng đất
giữa, trang Thanh Cù nghỉ lại đêm ở một toà miếu nhỏ. Hôm sau, Phật Nguyệt công
chúa chọn tuyển ở trang Thanh Cừ mười lăm người làm bộ hạ, lại bàn với các cụ
sửa lại miếu, cử người trông nom đèn nhang. Phật Nguyệt công chúa đặt ở đấy một
đồn quân gọi là đồn Gò Voi. Phật Nguyệt lại cho đào một con ngòi từ Yển vào
Thanh Cù gọi là ngòi Cài để tiện việc đi lại
Năm 42 SCN, vua Hán cho viên tướng kinh
nghiệm và tài giỏi bậc nhất của mình là Phục Ba tướng quân Mã Viện tiến đánh
Lĩnh Nam. Mã Viện đưa quân tinh nhuệ cùng phó tướng Lưu Long tiến đánh Lĩnh
Nam.
Đến biên giới, Mã Viện đụng phải nữ
tướng Phật Nguyệt, quân Hán bị thảm bại. Những trận đánh ở hồ Động Đình khiến
quân Hán thây chất ngổn ngang khắp nơi. Không chỉ Mã Viện bị thất bại mà viện
binh 28 viên tướng của nhà Hán (gọi là nhị thập bát tú) cũng không qua được hồ Động
Đình .
Không sao tiến quân được,
quân Hán phải chờ thêm viện binh. Viện binh tới, quân Hán chia thêm chiều
ngả tấn công. Trước sức mạnh của quân Hán, Phật Nguyệt phải cho quân vừa đánh vừa
lùi để bảo toàn lực lượng, cuối cùng cho quân rút về sông Thao.
Một cánh quân khác của quân Hán tiến xuống
Hợp Phố, rồi chia làm hai đường thủy bộ tiến đến Lãng Bạc khiến quân Lĩnh Nam
phải chia ra đối phó với các cuộc tấn công của quân Hán.
Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra nơi Bạch
Hạc, Phú Thọ giữa quân của Phật Nguyệt với quân Hán. Mồng 10 tháng 2 năm 43,
phó tướng Lưu Long huy động thêm quân đánh úp vào doanh trại của Phật Nguyệt.
Phật Nguyệt
chống cự với Lưu Long ở mạn ngược sông Thao nhiều trận đẫm máu, giặc bị kìm
chân không xuôi về nam được. Ngày mồng mười tháng hai năm Quý Mão, Lưu Long
dùng kế phục quân đang đêm bao vây phá vỡ đại đồn của Phật Nguyệt. Phật Nguyệt
tả xung hữu đột thoát được vòng vây, chạy theo bờ sông, ngoảnh lại quân tướng
không còn ai, sau lưng lửa bốc rực trời, giặc lại chận đánh ở phía trước. Phật
Nguyệt kêu to một tiếng, phóng ngựa xuống sông, nước réo lên ầm ầm, tự nhiên
xoáy thành vực lớn.
Sau khi nữ tướng
Phật Nguyệt mất, nhiều làng ven sông Thao lập đền thờ để tưởng nhớ. Ngày nay ở
đình làng Phượng Lĩnh có đôi câu đối ca ngợi nữ tướng như sau:
Một trận Động
Đình, oai trấn quân Hán,
Tên còn trong sử, phò tá Trưng Vương.
Tên còn trong sử, phò tá Trưng Vương.
Hiện di tích về bà tại
Trung Quốc cũng còn rất nhiều: tại chùa Kiến Quốc thuộc thành phố Trường Sa (thủ
phủ tỉnh Hồ Nam), tại ngôi chùa trên núi Thiên Đài trong hệ thống dãy núi Ngũ
Lĩnh
No Comment