VÌ SAO NGƯỜI VIỆT CỔ CẮT TÓC NGẮN, XĂM MÌNH CÒN NGƯỜI HÁN THÌ KHÔNG ? Thái Tử Sin TV Thursday, July 2, 2020 No Comment

Từ thuở xưa người Việt đã có phong tục, văn hóa khác biệt với người Hán. Trong khi người Việt có tục cắt tóc ngắn, xăm mình thì người Hán lại không. Không giống như ngày nay, đa phần mọi người xăm mình nhằm mục đích thể hiện phong cách, thì người Việt xưa xăm mình với mục đích khác.
Trong sách Việt sử giai thoại, Nguyễn Khắc Thuần viết: Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xăm mình, kéo dài đến cuối thế kỉ thứ 13, đầu thế kỉ thứ 14 mới chấm dứt. Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) chép: Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói: “Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại”. Thế rồi, nhà vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.
Tượng người Việt cổ tại bảo tàng Triết Giang- Trung Quốc
Nhằm khẳng định lý do xăm mình của người Việt cổ, Từ điển Lễ tục Việt Nam cũng ghi: Người Việt cổ từ 2000- 3000 năm trước có tục xăm hình những con thủy quái như rồng, rắn.. lên bụng, ngực, lưng, chân, tay…. Tương truyền, thuở xa xưa con người lặn lội vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để không bị thủy quái làm hại và hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn bắt được chúng. Đặc biệt thời Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá sẽ được xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (tức là Quân đội của Thiên Tử). Nghệ thuật này còn được thấy rõ rệt dưới triều đại này với việc xăm hai chữ Sát Thát trong thời kỳ kháng chiến chống Nguyên Mông, thể hiện sự quyết tâm, đồng lòng chiến đấu, bảo vệ giang sơn của cha ông ta. Thường những người xăm mình thời ấy đều là những chiến binh dũng cảm và can trường, họ xăm mình để thể hiện sức chịu đựng và chí hướng của mình. Nhiều người dân  thường cũng xăm lên bụng những chữ như “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” thể hiện tinh thần thượng võ.
Thủy quân nhà Trần
Sầm Gia Ngô trong sách Ðồ Ðằng Nghệ Thuật sử và La Hương Lâm trong sách Cổ Ðại Việt Tộc Khảo đều viết: "tục xăm mình là do sự sùng bái giao long làm vật tổ". Do tục lệ xăm mình lấy giao long làm vật tổ mà người Hán gọi tất cả người Bách Việt ở miền Nam sông Dương Tử là người Giao Chỉ. Giao Chỉ ở đây bao gồm giải đất rộng ở phía Nam dãy Ngũ Lĩnh gồm các tỉnh Phúc Kiến (Fujian), Quảng Ðông (Guangdong), Quảng Tây (Guangxi) của Trung Quốc và  Bắc Bộ Việt nam ngày nay (Beibo) -- hiện hữu suốt từ thời Nghiêu Thuấn tới nhà Thương từ thế kỷ 24 tới thế kỷ 12 trước Công Nguyên. Cần hiểu chữ "Giao" là giao long, và "Chỉ" là đất, chứ không phải ngón chân cái. Giao Chỉ là đất, hay đất gần chân núi, có nhiều giao long, hay người xăm mình giao long. Lối hiểu Giao Chỉ là giống người có 2 chân cái giao nhau là sai. Vì hiện tượng này là một tật bệnh hoặc một hình thức biến dị do lao động vẫn xảy ra trong nhiều giống dân trên thế giới. Không thể có một dân tộc nào mà toàn dân đều mắc bệnh đầu chân cái giao nhau cả.  
Năm 137 TCN, Hoài Nam Vương Lưu An gửi sớ cho Hán Vũ Đế đã nói:" Việt là vùng đất biên viễn, là dân cắt tóc, xăm mình. Tư Mã Thiên trong Sử ký - Triệu thế gia viết:"Cắt tóc xăm mình, trổ cánh tay, áo vạt trái ấy là dân Âu Việt" Theo sách Thông Khảo Dư Địa Khảo Cổ Nam Việt thì: Từ Ngũ Lĩnh về phía Nam, cùng thời với Đường, Ngu, Tam Đại là nước của Man Di, ấy là đất của Bách Việt. Trong sách còn nói thêm “ Từ Giao Chỉ tới Cối Kê, bảy, tám nghìn dặm, Bách Việt sống lẫn lộn với các dân tộc khác, nhưng luôn luôn giữ cá tính của dân tộc” Từ Giao Chỉ tới Cối kê tức là từ Việt Nam tới tỉnh Triết Giang Trung Quốc ngày nay, cũng là phần lãnh thổ lớn ở phía Nam sông Dương Tử là vùng đất mà các tộc Việt đã sinh sống ngày xưa. Xem như vậy, Bách Việt từ núi Ngũ Lĩnh trở về Nam, vừa là sắc dân thống nhất, nhưng cũng để chỉ quốc độ. Các vương quốc cổ của người Bách Việt cũng đã được sử Việt xác nhận là đã hiện hữu như vương quốc Xích Quỷ của vua Kinh Dương Vương hay vương quốc Văn Lang của các vua Hùng.
Sự hiện diện của tộc người Bách Việt đã được ghi nhận từ thời thượng cổ Đường ( tức vua Nghiêu), Ngu ( tức vua Thuấn ), Tam Đại ( Hạ, Thương, Chu). Và người Bách Việt có cá tính riêng và luôn luôn giữ cá tính này. Đúng như sự khẳng định của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác   Người xưa có câu “ Chu tầm chu, mã tầm mã”, nghĩa là “ những người sống trên thuyền thì tìm đến với những giống dân sống trên thuyền” , còn những người sống trên ngựa thì tìm đến với những giống dân sống trên ngựa”. Việc người Việt cổ có tục cắt tóc ngắn xăm mình, còn người Hán cổ thì không  đã thể hiện sự khác biệt rất lớn giữa văn hóa cội nguồn của  2 dân tộc Hán và Việt, giữa một bên là giống dân sống định cư, làm ruộng trên vùng sông nước phía Nam nóng ẩm (Việt cổ) với một bên là giống dân sống du mục trên lưng ngựa ở vùng đất phương Bắc khô cằn lạnh giá (Hán cổ).  
Từ thời Lý - Trần trở đi, đặc biệt là vào thời nhà Trần, từ vua quan cho đến  thần dân ai cũng thích xăm hình vào người và đối với những người trong hoàng tộc, phục dịch trong triều đình buộc phải xăm hình lên thân thể, coi đó như là một luật lệ phải này, vì nhà vua rất sợ thợ châm kim vào da thịt mình, mặc dù Thượng hoàng Trần thi hành. Tuy nhiên đến đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) đã phản đối việc Nhân Tông đã chuẩn bị để xăm cho Anh Tông. Chính vì thế, sau này, ai thích thì xăm chứ không là quy định nữa. Các bạn thân mến !
Mặc dù ngày nay cách thức lao động sinh hoạt đã thay đổi nên người Việt không còn tục xăm mình nữa. Tuy nhiên thông qua tập tục này chúng ta có thể truy nguồn được dấu vết của nền văn minh Bách Việt từ thời xa xưa, rất có lợi cho công tác phục minh Đông Á. hưng tính chính danh của nền văn minh của tổ tiên người Việt ta trong nền văn minh Đông Á !

by Thái Tử Sin

Chào mừng các bạn đến với kênh website Thái Tử Sin TV. - $$$ DONATE: Mọi ủng hộ tài chính để phát triển kênh Thái Tử Sin TV vui lòng gửi tới tài khoản Techcombank: 19021947007023 - Chủ TK: Nguyen Thi Lang

Theo dõi trên các nền tảng khác Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment