Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc, là một hợp chủng
quốc. Hoa Kỳ cũng là siêu cường hùng mạnh bậc nhất thế giới cả về kinh tế,
chính trị và quân sự. Tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ vươn ra mọi ngóc ngách trên địa
cầu. Họ luôn rao giảng với thế giới về cái gọi là " Dân chủ, nhân quyền,
văn minh", và áp đặt những tiêu chuẩn của họ với các quốc gia khác. Đôi
khi người ta còn gọi là " Tiêu chuẩn kép" - Double standard, nghĩa là
cùng một tiêu chuẩn nhưng với kẻ này thì áp đặt, còn kẻ khác thì lại lờ đi.
Nhưng trong xã hội Mỹ từ lịch sử đến hiện tại lại luôn
xuất hiện những cuộc xung đột giữa người Mỹ da màu với người Mỹ da trắng hoặc
là với hệ thống công quyền của Hoa Kỳ. Như trong sự kiện gần đây, một người đàn
ông da đen đã bị cảnh sát đè cổ tới chết tại bang Minnesota, gây ra làn sóng phản
đối của người da đen khắp các thành bang của Mỹ. Đến nay nó đã bước sang giai
đoạn bạo động, đốt phá và hôi của khiến Mỹ phải huy động cả xe thiết giáp và lực
lượng vệ binh quốc gia để dẹp loạn.
Để hiểu được những mâu thuẫn khốc liệt ngay trong lòng
nước Mỹ, đất nước luôn tự vỗ ngực xưng danh là nền dân chủ lớn nhất thế giới,
thì ta phải đi ngược về quá khứ lập quốc của đất nước này. Người Mỹ hiện đại đa
phần không phải là chủ nhân ban đầu của hợp chủng quốc Hoa Kỳ hiện nay. Họ là con
cháu của các giống dân da trắng châu Âu di cư đến để tìm vùng đất mới. Tại đây
họ đã gặp giống dân da đỏ bản địa, mà thực chất là những người thuộc chủng tộc
da vàng.
Người da đỏ đã di cư tới đây ít nhất là 12.000 năm trước
khi mà lục địa châu Á và châu Mỹ còn tiếp giáp nhau qua eo Bering. Tại đây họ
đã phát triển thành các bộ lạc, và các quốc gia của riêng mình. Sự biến mất của
người da đỏ được lý giải là do dịch bệnh, nhưng thực tế đa phần là do sự diệt
chủng của người da trắng. Sau sự kiện Colombus năm 1492, những kẻ xâm lược từ
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, sau này là Anh, Pháp và Hà Lan tràn sang Tân thế giới
(Châu Mỹ) với 3 động cơ chính - Của cải, Vinh quang và Truyền bá Thiên Chúa
giáo - gọi tắt là 3G: Gold, Glory & God. Người da đỏ đã chứng kiến một cuộc
diệt chủng tàn bạo, dẫn đến 56 triệu thổ dân bỏ mạng, theo ước tính của các nhà
nghiên cứu tại đại học London (UCL)
Trong sách tựa đề American Holocaust, nhà sử học người
Mỹ là David Stannard cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa tại châu Mỹ
qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (Anglo Americans - người
da trắng Hoa Kỳ) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân
loại.
Hiện nay dân tộc da đỏ chiếm khoảng 1% dân số Hoa Kỳ.
Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, như: các vùng núi cao,
khô hạn ở phía Tây. Theo cuộc điều tra dân số năm 2010, 22% người da đỏ ở Mỹ sống
trên đất đai thuộc bộ lạc tại các khu bảo tồn (Indian American reservation),
nơi điều kiện sống được ví như ở “thế giới thứ ba.” Bởi lẽ, tại các khu bảo tồn,
điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Với tỉ lệ thất nghiệp rơi vào khoảng
50-70%, người da đỏ được liệt vào nhóm có thu nhập bình quân thấp nhất Mỹ. Người
da đỏ hiện nay chưa tuyệt chủng, nhưng sự biến mất hoàn toàn của một số bộ tộc
là hậu quả của cuộc diệt chủng tàn nhẫn trong quá khứ và thái độ kì thị của người
da trắng duy trì cho đến ngày nay. Những người bản địa Mỹ còn sót lại sẽ luôn bị
nguy hiểm rình rập. Khi con người phải sống trong khu bảo tồn, chúng ta có thể
tưởng tượng được cảnh ngộ của họ - như những loài động vật bị săn bắn và bị dồn
đến bờ vực tuyệt chủng.
Còn đa số người Mỹ gốc Phi là hậu duệ của người dân
sinh sống ở Tây và Trung Phi bị bắt làm nô lệ và bị đem đến Bắc Mỹ từ năm 1609
đến 1807, suốt trong thời kỳ buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Sau cuộc nội
chiến Nam - Bắc ở Hoa Kỳ, với chiến thắng thuộc về miền Bắc, Hoa Kỳ công nhận
các quyền dân sự dành cho người Mỹ gốc Phi.
Bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ năm 1862 công bố rằng
mọi nô lệ thuộc liên bang miền Nam đều được tự do chiếu theo luật pháp Hoa Kỳ.
Thế nhưng, khi Thời kỳ Tái thiết chấm dứt vào năm 1877, giới chủ đất miền Nam
áp đặt một thể chế mới nhằm tước bỏ quyền công dân của người da đen và theo đuổi
chủ trương phân biệt chủng tộc, từ đó bùng phát làn sóng khủng bố và áp bức, thể
hiện qua các hình thức như xử tử bởi đám đông bạo hành mà không cần xét xử
(lynching) và bạo hành trong đêm.
Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 ở Hoa Kỳ, các luật
lệ kỳ thị và các cuộc bạo hành chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Phi bắt đầu nở rộ.
Có bốn đạo luật kỳ thị hoặc cho phép kỳ thị chống lại người Mỹ gốc Phi được tán
thành bởi phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vụ án Plessy v.
Ferguson năm 1896 – cho phép chính quyền địa phương áp chế hoặc tước bỏ quyền bầu
cử tại các tiểu bang miền nam, khước từ các cơ hội kinh tế hoặc các nguồn tài
nguyên quốc gia, bao che các hành vi bạo lực cá nhân hay tập thể nhắm vào người
da đen. Mặc dù sự kỳ thị hiện hữu trên toàn quốc, hệ thống phân biệt chủng tộc
trong các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, xã hội và các chuỗi bạo động chống lại
người Mỹ gốc Phi ở các tiểu bang miền nam được biết đến nhiều nhất dưới tên Jim
Crow.
Tình trạng khốn cùng của người Mỹ gốc Phi ở miền Nam
đã kích hoạt đợt Di dân lớn vào đầu thế kỷ 20, cùng lúc với sự thăng tiến của
giới tinh hoa trong thành phần trí thức và hoạt động văn hoá của cộng đồng da
đen ở miền Bắc, hình thành phong trào chống chủ trương bạo động và kỳ thị người
Mỹ gốc Phi, giống phong trào bãi bỏ chế độ nô lệ trước đó, thu hút nhiều thành
phần chủng tộc khác nhau. Kể từ Phong trào Dân quyền, nhiều người Mỹ gốc Phi đã
đạt được những thăng tiến quan trọng cho vị trí của mình trên nấc thang xã hội,
trong khi những thập niên gần đây chứng kiến sự phát triển về quy mô của người
Mỹ gốc Phi thuộc giai cấp trung lưu trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Mặc dù những cơ
hội chưa từng có đã giúp người Mỹ da đen tiếp cận hệ thống giáo dục đại học và
tuyển dụng nhân lực, do những tàn dư của chế độ nô lệ và sự kỳ thị chủng tộc,
người da đen vẫn là một cộng đồng tụt hậu về kinh tế, giáo dục và xã hội nếu so
sánh với người da trắng.
Hoa Kỳ là một
đất nước có những mâu thuẫn nội tại về mặt lịch sử rất khó để hàn gắn. Thêm vào
nữa đó là tư duy về mặt chủng tộc, người da trắng có thể nói ra hay không nói
ra nhưng trong sâu thẳm họ vẫn có một cảm giác " thượng đẳng" hơn các
giống dân khác. Hay nói cách khác họ tự coi mình như là "chủ nhân" thực
sự của nước Mỹ, mặc dù trên thực tế chính họ đã cướp cái quyền đó của những người
thổ dân châu Mỹ.
Sự kỳ thị về
mặt chủng tộc lại một lần nữa thể hiện trong đợt đại dịch vừa qua, khi người
Châu Á trở thành mục tiêu để tấn công của các nhóm cộng đồng khác ở Hoa Kỳ. Những
mâu thuẫn về mặt chủng tộc và lịch sử chỉ có thể được tạm thời lắng xuống khi
các cộng đồng dân cư Hoa Kỳ được hưởng những giá trị có lợi về mặt kinh tế. Còn
khi sự cân bằng đó bị mất đi thì việc nảy sinh ra những bạo loạn bất ổn là điều
hoàn toàn có thể lý giải được. Nhất là khi đa số tài sản của Hoa Kỳ lại nằm
trong tay một nhóm nhỏ 1% giới tinh hoa da trắng, hay gốc Do Thái. Còn 99% số
kia phải chia những miếng bánh nhỏ còn lại. Mà trong đó cộng đồng người gốc Phi
lại là cộng đồng nghèo khổ và thiệt thòi nhất.
Tuy nhiên cộng
đồng người châu Phi lại có một số lượng dân số tương đối đông đảo với khoảng 42
triệu người, chiếm khoảng 13,6% dân số Hoa Kỳ. Cho nên không khó hiểu khi họ có
thể tạo nên một làn sóng bạo động lan rộng lên khắp nước Mỹ như trong thời gian
gần đây.
Để giải quyết vấn đề những mâu thuẫn rất lớn
trong lòng nước Mỹ thì bắt buộc phải thực hiện được 2 vấn đề cốt lõi. Vấn đề thứ
nhất phải hợp chủng được người dân Hoa Kỳ như một thể thống nhất về mặt chủng tộc.
Việc này không thể xảy ra một sớm một chiều mà có thể phải mất rất nhiều thời
gian, có thể lên tới cả ngàn năm. Và đây cũng là một quá trình vô cùng khó
khăn, thậm chí có thể không thành công.
Vấn đề thứ
hai là phải thay đổi cơ cấu xã hội Hoa Kỳ, chia đều giá trị cho các thành phần
dân chúng hơn. Nhưng liệu các ông chủ da trắng, các tài phiệt Do Thái có chấp
nhận chia miếng bánh cho những người da màu, da đen hay không? Điều nay e rằng
cũng rất khó.
Do vậy có thể thấy, MÂU THUẪN GIỮA NGƯỜI DA TRẮNG VÀ
NGƯỜI DA MÀU SẼ RẤT KHÓ BIẾN MẤT TẠI HOA KỲ. Nó có thể tạm biến mất, nhưng một
lúc nào đó khi cái tấm màn da vĩ đại phủ lên " vẻ hào nhoáng" của đất
nước Hoa Kỳ bị thủng, thì nó có thể thổi bùng lên ngọn lửa của những xung đột,
bạo động, và thậm chí có thể là nội chiến !
No Comment